Trả lời:
Vì bạn không nói rõ là bạn điều khiển xe ô tô hay xe mô tô, xe gắn máy nên căn cứ theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì có 2 trường hợp sau:
Trường hợp một, nếu bạn điều khiển xe ô tô thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với lỗi “Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó)” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Trường hợp hai, nếu bạn điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với lỗi “Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng”.
Theo quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính về Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản thì:
“1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”.
Căn cứ vào các quy định trên thì nếu bạn điều khiển xe ô tô mà bị phạt lỗi thì sẽ phải lập biên bản, còn nếu bạn điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà phạm lỗi thì sẽ không bị lập biên bản. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt được quyền tạm giữ giấy tờ xe cho đến khi bạn chấp hành xong hình phạt. Nhưng việc tạm giữ giấy tờ xe của bạn phải được lập thành biên bản, phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ và chữ ký của người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
Trường hợp này, việc Công an cầm bằng lái của bạn đi mà không lập biên bản là hành vi trái quy định nếu trên. Nếu bạn có bằng chứng bằng việc ghi hình hay ghi âm thì có thể tố cáo hoặc Khiếu nại đến Cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của Công an đó.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)