Ảnh minh họa
Trả lời:
Điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
“5. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;”
Khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ theo quy định tại Điều 18 và điều 19 Luật giao thông đường bộ 2008 về dừng xe, đỗ xe trên đường độ và dừng xe, đỗ xe trên đường phố. Trường hợp không tuân thủ dừng đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” sẽ bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NP-CP quy định tại Điều 5 đối với xe ô tô và Điều 6 đối với xe máy về hành vi dừng, đỗ xe sai quy định.
Như vậy, Đối với trường hợp bạn đỗ xe trong công viên nơi có biển cấm các phương tiện giao thông và bị tịch thu giấy tờ xe và phạt hành chính tại Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016 là không đúng quy định vì:
1. Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016 là xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (người bị xử phạt đi xe máy).
2. Đối tượng bị xử phạt theo quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016 là những người đang tham gia giao thông trên tuyến đường nhất định thuộc thẩm quyền của đơn vị chức năng quản lý đó.
3. Hành vi để xe cũng như đỗ xe trong công viên là hành vi vi phạm nội quy quản lý công viên phải do đơn vị có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý công viên xử phạt theo quy định của công viên đó. (không phải hành vi vi phạm quy tắc giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ)
4. Đô thị được hiểu là quản lý trật tự đô thị chỉ có chức năng lập biên bản khi phát hiện ra vi phạm quản lý trật tự đô thị (không có chức năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).
Do đó, bạn có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm của đơn vị xử phạt đó để được giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)