Xe ô tô động cơ tăng áp đang ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu giữ những thói quen tai hại sau khi sử dụng dòng xe này thì động cơ có thể rất nhanh hỏng.
Đặc điểm động cơ tăng áp xe ô tô
Động cơ tăng áp ô tô hay còn gọi là hệ thống tăng áp Turbo là loại động cơ có kích thước nhỏ nhưng tính năng vận hành vẫn cao. Đây là một ưu điểm rất lớn của dòng xe này bởi nhiều nước trên thế giới đã áp dụng luật đánh thuế rất cao đối với xe ô tô tùy thuộc vào dung tích. Ví dụ như Việt Nam, đối với các dòng xe ô tô có dung tích động cơ từ 3.000 – 4.000cc thì thuế tiêu thụ đăng biệt đã tăng cao tới 90%, lớn hơn 30% so với trước đó. Thậm chí đối với xe ô tô có dung tích 5.000 – 6.000cc, mức thuế đã tăng tới mức 130%. Không chỉ Việt Nam, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đánh thuế rất cao đối với những dòng xe ô tô sử dụng động cơ dung tích lớn.
Động cơ tăng áp Turbo
Do vậy, động cơ tăng áp chính là giải pháp tuyệt vời dành cho các hãng xe. Các hãng xe có thể thay thế những loại động cơ dung tích cỡ lớn rất tốn nhiên liệu. Hệ thống tăng áp Turbo có khả năng tạo công suất lớn hơn so với động cơ thông thường nhờ quá trình nén thêm không khí vào buồng đốt của xe ô tô. Bên cạnh đó, động cơ tăng áp còn giúp xe ô tô đáp ứng những qui định về lượng khí thải, bảo vệ môi trường tốt hơn các dòng xe khác.
Hội đồng quốc tế về kiểm soát khí thải phương tiện giao thông của các nước thuộc châu Âu đã đưa ra qui định về mức khí thải mà các phương tiện tham gia giao thông được phép xả ra môi trường. Cụ thể là ô tô chỉ được thải khí CO2 ở mức 130g/km. Kể từ năm 2020, mức khí thải của các dòng xe sản xuất trong năm này sẽ phải giảm xuống chỉ còn 95g/km. Lý do động cơ tăng áp xả ít khí thải hơn xe ô tô thông thường là bởi nó tận dụng toàn bộ khí xả được thải ra từ kì nén trước đó để làm năng lương quay các của tua bin, nhờ đó mà CO2 bị thải ra ít hơn hẳn.
Ngoài ra, chi phí để sản xuất ô tô động cơ tăng áp thấp hơn ô tô sử dụng hệ thống siêu nạp nên đây là lựa chọn mà nhiều hãng xe cân nhắc. Bên cạnh đó, chi phí để sản xuất hệ thống siêu nạp cao hơn có thể khiến giá xe ô tô leo thang.
Động cơ tăng áp được rất nhiều hãng xe yêu thích
Những thói quen có thể gây hại cho động cơ tăng áp ô tô
Ngay khi khởi động đã cho xe chạy ở tua máy cao
Vận hành xe ở tua máy cao ngay khi khởi động không phải là một cách khởi hành xe ô tô đúng đắn. Lý do là bởi động cơ đang ở trạng thái nghỉ ngơi trước khi chủ xe khởi động nó, nếu quá vội vàng bắt nó hoạt động mạnh ngay thì sẽ nhanh chóng xảy ra hỏng hóc. Do đó, chủ xe không nên tăng tốc đột ngột khi xe mới bắt đầu được khởi động. Để lái xe ô tô đúng cách, hãy để máy chạy ở chế độ không tải một lúc trước khi cho xe di chuyển. Làm như vậy để dầu và các chi tiết máy được nóng dần. Việc dầu được đun nóng tới một nhiệt độ phù hợp sẽ giúp xe được bôi trơn triệt để, nhờ đó độ bền của xe được tăng lên
Tắt máy xe một cách đột ngột
Động cơ tăng áp hoạt động dựa vào khí xả của xe ô tô. Nếu tắt máy đột ngột khi xe đang vận hành, khí thải vẫn tồn đọng trong bộ tăng áp, lâu dần gây ảnh hưởng xấu cho xe. Bên cạnh đó, nhiệt lượng cao của khu vực máy tăng áp chưa kịp được làm nguội cũng gây ảnh hưởng không tốt cho động cơ xe. Theo kinh nghiệm tăng tuổi thọ động cơ xe ô tô, chủ xe nên để xe di chuyển ở tốc độ chậm, tua máy thấp khi xe sắp dừng lại. Cách tắt máy xe ô tô tốt nhất là để xe hoạt động ở trạng thái không tải trước khi rút chìa khóa.
Để động cơ tăng áp được bền thì không nên tắt máy đột ngột
Xem thêm Chuyên gia tiết lộ mẹo tăng sức mạnh động cơ cho xe ô tô cũ
Sử dụng xăng kém chất lượng
Xăng kém chất lượng thường có lẫn những tạp chất không tốt cho động cơ xe, dẫn đến động cơ có bị phá hỏng. Hãy tìm một cửa hàng xăng dầu uy tín để đảm bảo xe nhận được nguồn nhiên liệu tốt nhất.
Sử dụng xăng tốt sẽ tăng độ bền cho xe
Chạy tốc độ chậm nhưng cho số cao
Nếu để số cao khi đi chậm thì động cơ tăng áp sẽ giảm độ bền. Nhiều chủ xe nhầm lẫn đây là cách lái xe ô tô tiết kiệm nhiên liệu, tuy nhiên hoàn toàn không phải vậy. Hệ thống tăng áp sử dụng khí thải của xe để tăng tốc và tăng lượng khí nạp vào xe. Vì vậy, bô tăng áp phải đạt được số lượng vòng quay đủ để đáp ứng công suất động cơ. Nếu để xe di chuyển ở tốc độ chậm mà cài số lớn thì chủ xe sẽ phải nhấn ga khá nhiều để giữ cho xe di chuyển. Dẫn đến tình trạng thừa nhiên liệu nhưng thiếu không khí trong khoang đốt.
Tăng tốc ngay khi vừa hết cua
Đối với xe sử dụng động cơ tăng áp, khi động cơ tăng áp kích hoạt thì độ trễ do công suất tạo ra sẽ tăng lên khiến xe dễ bị trượt dài. Do đó chủ xe không nên tăng gia sau khi thoát cua.
Minh Duyên