Trong hệ thống xe ô tô, động cơ được ví như “trái tim”. Do đó mà các hãng xe luôn không ngừng nghiên cứu cho ra đời những công nghệ mới trong ô tô ứng dụng vào động cơ, nhằm cải tiến hiệu suất vận hành xe.
Cấu tạo động cơ ô tô gồm rất nhiều bộ phận. Mỗi chi tiết bên trong động cơ đều mang một nhiệm vụ riêng và phải kết hợp cùng nhau để xe có hiệu năng cao nhất. Cũng chính bởi điều trên, nhiều hãng xe đã không ngừng tìm tòi và phát triển những công nghệ mới trong ô tô ứng dụng vào động cơ nhằm tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm khí thải, giảm giá thành…
Công nghệ động cơ ô tô tăng áp
Những thuật ngữ như Turbo tăng áp hay Twin Turbo tăng áp kép… ắt hẳn chúng ta đã từng được nghe đôi ba lần. Thế nhưng thật sự công nghệ tăng áp là gì? Cấu tạo động cơ đốt trong sẽ bao gồm 3 thứ chính để hoạt động là: xăng/Diesel, không khí và đánh lửa. Vậy theo nguyên lý hoạt động động cơ ô tô, nếu bạn ép không khí nhiều hơn thì việc gì sẽ xảy ra? Vâng, xe sẽ tạo ra một công suất lớn hơn bình thương cho động cơ bởi bộ phận Turbocharger và Supercharger. Hai bộ phận nói trên sẽ giúp nén không khí vào buồng đốt áp suất cao để tạo tỉ số nén cao hơn.
Công nghệ tăng áp giúp động cơ hoạt động mạnh hơn
Việc này có thể dễ hình dung hơn khi ta so sánh nó tương tự gần giống với việc overclocking trên máy tính. Khi overclocking, máy tính của bạn sẽ trở nên hoạt động mạnh hơn so với hiệu năng lúc đầu. Tuy nhiên, nếu thực hiện quá trình tăng áp lên nhiều lần, sẽ gây áp lực lớn lên động cơ tổng thể. Điều này sẽ gây giảm tuổi thọ cho động cơ xe ô tô nói chung. Song ngày nay, động cơ tăng áp ô tô đang ngày càng được cải tiến và ứng dụng rộng rãi. Nhiều mẫu xe ô tô dòng phổ thông đang bắt đầu chuyển sang sử dụng động cơ tăng áp như mẫu xe ô tô Honda Civic, xe oto Honda CRV 7 chỗ…
Tham khảo thêm:
- Thảm xe ô tô
- Giá màn hình dvd ô tô
- Loa trầm ô tô
Công nghệ động cơ ô tô lai hybrid
Khi mà vấn đề giảm thiểu phát thải nhằm bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm, các nhà sản xuất xe đã cải tiến động cơ thành “hybrid”. Vậy động cơ hybrid là gì? Đó là một hệ thống động cơ xe sẽ có 2 loại động cơ riêng biệt. Một sẽ là động cơ đốt trong truyền thống và hai sẽ là động cơ điện. Xe hybrid được tạo ra để sử dụng kết hợp động cơ truyền thống và động cơ điện nhằm tối ưu hóa mức tiêu thụ nhiên liệu, gia tăng khả năng hoạt động…
Động cơ hybrid sẽ có những bộ phận quan trọng như:
- Mô tơ điện: là một phần quan trọng nhất của toàn bộ động cơ. Ngoài các chức năng thông thường như là một máy phát điện cung cấp năng lượng cho các hoạt động trên xe, nó còn có vai trò để tái tạo năng lượng từ phanh thành điện năng để sạc ngược lại pin.
- Hệ thống tái tạo năng lượng phanh: như đã đề cập ở trên, mô tơ điện có chức năng để chuyển hóa năng lượng. Thế nhưng, xe cần một hệ thống tái tạo để hấp thụ phần lực từ giảm tốc và thả dốc để tích trữ vào pin xe.
Động cơ ô tô hybrid giúp xe giảm phát thải
Ngoài ra, một điểm đặc biệt của xe hybrid được mọi người khá ưa thích đó là khả năng chạy thuần điện khi ở tốc độ thấp. Như chiếc Toyota Prius là một dòng hybrid bán chạy nhất ở Mỹ. Khi ở tốc độ thấp xe sẽ không tiêu thụ nhiên liệu truyền thống mà chỉ tiêu thụ điện năng. Và khi tăng lên tốc độ cao, xe sẽ kết hợp giữa điện và động cơ đốt trong với mức tiêu thụ xăng là 4.7 lít/100km. Nhiều mẫu xe hiện nay cũng đang bắt đầu ra mắt thêm phiên bản hybrid như xe ô tô Tucson, xe Nissan X Trail 7 chỗ…
Công nghệ động cơ Diesel cải tiến
Xe máy dầu Diesel nhiều năm trước có nhược điểm là tiếng ồn lớn và và khả năng vận hành kém hơn khi so sánh máy dầu và máy xăng cùng dung tích.
Thế nhưng, với những cải tiến trong động cơ và chất lượng Diesel ngày càng tăng, đã khiến xe sử dụng Diesel đạt hiệu quả cao. Cộng thêm một ưu điểm vốn có của xe ô tô Diesel chính là đến từ chi phí nhiên liệu rẻ hơn nhiều so với xăng. Điều này đã giúp xe chạy Diesel trở thành sự lựa chọn đáng cân nhắc với nhiều người. Một số xe máy dầu được ưa chuộng trên thị trường Việt hiện nay có thể kể đến xe Toyota Fortuner 7 chỗ, xe Ford Everest 7 chỗ máy dầu…
Động cơ Diesel
Công nghệ trục cam đặt ở trên
Theo cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong, trục cam sẽ có nhiệm vụ kiểm soát dòng nhiên liệu và lưu lượng không khí đi vào buồng đốt để thực hiện chu kì. Việc cải tiến đưa trục cam lên nằm trên đồng nghĩa với việc tăng số lượng van nạp lên. Bên cạnh đó, việc đưa trục cam lên sẽ gúp xe thu được nhiều không khí vào buồng đốt hơn nhằm giúp công suất động cơ đạt hiệu suất cao.
Mong rằng qua bài viết này, Dân Chơi Ô Tô có thể cung cấp cho bạn nhiều kiến trức ô tô hữu ích liên quan đến động cơ xe hơi.
Minh Tân