Đại đa số xe ô tô có thiết kế cửa dạng bản lề xoay ngang cơ bản. Điều này giúp người lái và hành khách dễ dàng ra vào mà không mất quá nhiều diện tích..
Cửa cắt kéo, cửa tự sát, cửa thiên nga,… đều là những thiết kế cửa xe đã mang lại nhiều thành công và dấu ấn cho các hãng siêu xe, xe siêu sang trên thế giới., nhưng không phải cánh cửa nào cũng đẹp và tiện dụng và được sử dụng đến ngày nay. Dưới đây là một số mẫu xe có kiểu mở cửa “kỳ dị” do trang Hot Cars giới thiệu:
Koenigsegg Regera – Cửa mở dọc xoắn ốc
Trên chiếc xe này có một hệ thống bản lề xoay nhị diện, cho phép cửa xoay 90 độ bằng cách đẩy ra ngoài rồi hướng lên trên bản lề. Hệ thống này được đi tiên phong bởi nhà sáng lập kiêm nhà thiết kế của hãng xe Thuỵ Điển Christian Von.
Thiết kế này được cho là giúp mở cửa xe dễ dàng hơn trong không gian chật hẹp ngay cả khi có xe khác đỗ bên cạnh. Koenigsegg và được sử dụng trên tất cả các thiết kế sau này của ông.
BMW Z1 – Cửa trượt xuống
Đặc điểm nổi bật của chiếc roadster BMW X1 chính là một trong những cánh cửa sáng tạo nhất trong ngành công nghiệp xe hơi. Thiết kế cửa cho phép nó có thể thu lại theo chiều dọc.
Như tên của nó, Z1 là chiếc đầu tiên trong dòng xe roadster ‘Z’ của BMW. Chỉ có 8.000 chiếc được sản xuất trong 3 năm, từ 1989-1991. Chiếc xe có động cơ 6 xi lanh thẳng hàng 2,5 lít, có thể giúp xe đạt tốc độ tối đa 140 dặm/h (xấp xỉ 225 km/h).
Bond Bug – Nâng cả nắp thùng lên
Bond Bug là một chiếc xe siêu nhỏ 3 bánh được chế tạo bởi một công ty của Anh từ năm 1970 đến năm 1974. Chiếc xe 3 bánh này có khả năng đạt tốc độ tối đa 76 dặm/h (xấp xỉ 121 km/h), cao hơn 6 dặm/h so với giới hạn tốc độ ở Anh vào thời điểm đó.
Những chiếc xe này hầu hết được sơn màu cam sáng để tạo nên một phong cách lạc quan. Để tiếp cận được chiếc xe, toàn bộ phần mái của chiếc xe bao gồm cả kính lái được thiết kế để nâng lên phía trước, tương tự như mái che của một chiếc máy bay chiến đấu.
TVR Tuscan – Cửa nút bấm
Cửa của chiếc TVR Tuscan rất đặc biệt vì không hề có tay nắm cửa hay bộ phận nào để mở. Cách duy nhất là dùng nút bấm trên một chiếc điều khiển riêng biệt.
Thực sự đáng tiếc khi mẫu xe TVR Tuscan chưa bao giờ được chạy hợp pháp trên đường phố Hoa Kỳ do không đáp ứng các yêu cầu an toàn nhất định. Đây là một cỗ máy hạng nặng, có thể đạt 60 dặm/h (xấp xỉ 96 km/h) trong vòng chưa đầy 4 giây. Hoàn thành một phần tư dặm (xấp xỉ 0,4km) trong 12,1 giây ở tốc độ 119,3 dặm/h (xấp xỉ 191 km/h).
McLaren F1 – Cửa “cánh bướm”
McLaren F1 huyền thoại là chiếc xe thực sự trở thành trung tâm của mọi sự chú ý với kiểu mở cửa cánh bướm. Tuy nhiên, điều thú vị là nó không phải là chiếc xe đầu tiên áp dụng thiết kế này. Kiểu mở cửa cánh bướm được sử dụng lần đầu tiên trên mẫu Alfa Romeo Stradale vào năm 1969 trước khi Toyota Sera trở thành phương tiện sản xuất hàng loạt đầu tiên sử dụng cửa bướm.
Cửa bướm được thiết kế để di chuyển lên và đồng thời xoay ra bằng cách sử dụng bản lề định vị dọc theo trụ A của xe. Nó chủ yếu được sử dụng trong các siêu xe cao cấp giúp ra vào dễ dàng. Việc mở cửa cánh bướm đòi hỏi nhiều không gian chiều ngang hơn bình thường.
BMW Isetta – Cửa mở phía trước
Điểm đặc biệt của mẫu xe nhỏ bé này là hành khách chỉ ra vào bằng duy nhất 1 cánh cửa sập được mở ra từ phía đằng trước. Nơi mà cả cụm kính lái, bảng điều khiển, nắp ca-po và động cơ 1 xy-lanh, 4 thì, công suất 12 mã lực cùng được được xoay ngang.
BMW Isetta ban đầu được thiết kế bởi những người Ý và sau đó được sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau vào năm 1955. BMW đã sản xuất hơn 161.000 chiếc xe này.
Mercedes Benz 300SL – Cửa cánh chim ưng
Cửa mở kiểu Gullwing (cánh chim ưng) trên những chiếc Mercedes-Benz-300SL thực sự là tác phẩm nghệ thuật ô tô vượt thời gian.
Tuy kiểu mở cửa này không mấy dễ dàng khi ra vào, nhưng không ai có thể phủ nhận nó đã làm cho chiếc xe trông cực kỳ ngầu. 300SL không chỉ đẹp mà còn là một trong những chiếc xe bán chạy nhất trong lịch sử của hãng xe Đức.
Lykan Hypersport – Cửa mở ngược
Lykan Hypersport có kiểu dáng rất mạnh mẽ với điểm nhấn là những cánh cửa khá khác thường của nó. Hệ thống cửa nhị diện mở ngược và xoay lên trên của Lykan Hypersport đã được cấp bằng sáng chế, phân biệt nó với những chiếc Rolls Royce Phantom coupe.
Cửa không phải là đặc điểm duy nhất của chiếc xe này. Đèn pha của nó được làm bằng các lưỡi LED titan điểm thêm những viên kim cương. Đây là mẫu hypercar sản xuất giới hạn với giá niêm yết đến 3,4 triệu USD, được phát triển bởi Middle Eastern W Motors.
Cửa cắt kéo của Lamborghini
Do được mở theo chiều dọc nên bản lề để đỡ cửa cắt kéo phải thực sự rất khỏe. Cửa xe sẽ được gắn liền với bản lề điều khiển có chiều dọc thay vì mở ngang ra ngoài như cửa thông thường.
Mặc dù độc đáo là vậy nhưng cửa cắt kéo lại tốn nhiều chi phí để sản xuất cũng như đòi hỏi chiều cao của bãi để xe khi xe sử dụng cửa cắt kéo “vươn vai.”
Nhiều siêu xe khác (và vô số xe concept) cũng sử dụng kiểu cửa này và chúng đã trở thành một lựa chọn được yêu thích trên thị trường độ xe, nhưng phổ biến nhất vẫn là cửa mở cắt kéo của Lamborghini.
Cửa tự sát của Rolls-Royce
Cửa tự sát – “suicide doors” được dùng từ cách đây rất lâu, nhưng đã gần như biến mất khỏi ngành ô tô, cho đến khi Rolls-Royce đưa nó trở lại, và vì thế gắn liền với tên tuổi hãng xe siêu sang Anh quốc này.
Những kiểu cửa siêu xe nổi tiếng nhất thế giới – Bạn biết mấy loại? Rolls-Royce
Sở dĩ có tên gọi như vậy vì kiểu cửa này vốn bị cho là kém an toàn – khi xe chạy, nếu cửa đóng xuôi ra sau sẽ khó bị gió làm bật mở, còn nếu cửa đóng về phía trước thì có thể bị gió bật tung. Đó cũng là lý do Rolls-Royce không thích cách gọi “tự sát”, mà thường gọi là cửa xe ngựa – “coach doors”.
Theo đó, cửa được thiết kế mở ngang như thông thường, nhưng hai cửa ở cùng bên lại mở ngược chiều nhau, giúp không gian bên trong xe rộng mở, việc ra vào xe thuận tiện hơn. Với các mẫu xe chỉ có 2 cửa như Wraith, Dawn, Phantom Coupe và Phantom Drophead Coupe, cửa cũng mở ra sau.
Nguồn: Hot Cars
Minh Long (Theo:vietnamnet.vn)