Túi khí trên ôtô được sinh ra để giảm thiểu và hạn chế những chấn thương nghiêm trọng khi có va chạm xảy ra. Dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng bởi sự cố túi khí Takata trên toàn cầu nhưng đây vẫn luôn là một hệ thống an toàn cơ bản và cần thiết trên mỗi xe ôtô

Túi khí an toàn là gì?

Túi khí là một trang bị an toàn cần thiết trong ô tô. Hệ thống này có vai trò bảo vệ người ngồi trên xe khỏi những chấn thương nghiêm trọng khi có va chạm, được thiết kế để phồng lên cực kỳ nhanh chóng, sau đó xẹp xuống, khi va chạm. Trang bị an toàn này bao gồm đệm túi khí, một túi vải linh hoạt, một mô-đun bơm khí và một loạt các cảm biến va đập.

Những điều cần biết về túi khí an toàn trên xe , ô tô đâm gốc cây sao túi khí không nổ?

Túi khí là trang bị an toàn bảo vệ người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm.

Chất liệu tạo nên túi khí cho xe hơi là loại vải co giãn hoặc một vật liệu đảm bảo được khả năng thu gọn lại trong các vị trí cần thiết trên xe đồng thời dễ dàng bung ra khi cần thiết. Về cơ bản, túi khí sẽ được bơm căng lên trong thời gian cực ngắn (tính theo phần nghìn giây) khi xảy ra tai nạn nhằm ngăn người lái và hành khách va đập trực diện với những bộ phận khác trong xe.

Lịch sử phát triển của túi khí

Trong ngành công nghiệp ôtô, túi khí lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1941. Phát minh của kỹ sư người Đức tên Walter Linderer và được cấp bằng sáng chế vào cuối năm 1953. Tuy nhiên, do thời gian bơm không đủ nhanh để đảm bảo an toàn nên thiết bị của Linderer không còn hữu ích. Ba tháng sau đó, phát minh tương tự của John W. Hetrick, kỹ sư kiêm lính hải quân Mỹ, được chấp nhận tại quốc gia này.

Những điều cần biết về túi khí an toàn trên xe , ô tô đâm gốc cây sao túi khí không nổ?

Ngày nay, túi khí đã trở thành một trang bị tiêu chuẩn trên hầu hết các mẫu xe được bán tại thị trường Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá về an toàn của ô tô khi khách hàng lựa chọn, cân nhắc giữa các mẫu xe.

Các loại túi khí trên xe ô tô

Có nhiều loại túi khí được bố trí ở các vị trí khác nhau trên xe ô tô và được đặt tên dựa trên vị trí đặt túi khí hoặc bộ phận được túi khí bảo vệ. Túi khí vẫn được chia thành những loại cơ bản sau đây:

Túi khí phía trước: Đây là loại túi khí phổ biến nhất. Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần đầu và phần ngực người ngồi khi xe va chạm trực diện. Túi khí sẽ được kích hoạt trong phạm vi góc đâm thường từ 30 độ tính về cả hai bên đầu xe. Thiết bị được kích nổ nếu mức độ va đập ở phía trước vượt quá giới hạn khi va chạm vào các vật thể cố định và không biến dạng. Trong trường hợp va chạm với các vật có thể dịch chuyển như các xe đang đậu đỗ… thì giới hạn vận tốc để kích nổ sẽ lớn hơn. Loại túi khí này thường gặp ở hầu hết các mẫu xe ô tô hiện nay.

Những điều cần biết về túi khí an toàn trên xe , ô tô đâm gốc cây sao túi khí không nổ?

Túi khí phía trước sẽ không nổ, nếu xe va đập ở bên sườn hoặc phía sau, hoặc xe bị lật, hoặc va đập phía trước với tốc độ thấp.

Những điều cần biết về túi khí an toàn trên xe , ô tô đâm gốc cây sao túi khí không nổ?

Túi khí phía trước có thể nổ nếu xảy ra va đập nghiêm trọng phía gầm xe.

Những điều cần biết về túi khí an toàn trên xe , ô tô đâm gốc cây sao túi khí không nổ?

Va đập mạnh từ bên sườn kích hoạt túi khí bên và túi khí bên phía trên.

Những điều cần biết về túi khí an toàn trên xe , ô tô đâm gốc cây sao túi khí không nổ?

Sơ đồ hệ thống túi khí trên xe ô tô.

Túi khí hông, rèm: Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần ngang đầu và phần ngang ngực người ngồi khi va chạm từ bên hông. Túi khí hông được kích hoạt khi chịu tác động từ hai bên thân xe hoặc khi nhiệt độ trong xe đạt ngưỡng trên 150 độ C (trường hợp tự hủy của túi khí khi xe bị cháy). Túi khí sườn có 3 loại hình chính là túi khí bảo vệ ngang ngực (túi khí hông), bảo vệ ngang đầu (túi khí rèm) và túi khí kết hợp cả hai. Loại túi khí này thường gặp ở một số xe ô tô tầm trung, cao cấp.

Túi khí đầu gối: Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần khớp gối của người ngồi khi xe va chạm trực diện. Loại này thường gặp ở một số xe ô tô tầm trung, cao cấp.

Túi khí trên dây đai an toàn: Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần ngực của người ngồi và cũng thường gặp ở những mẫu xe ô tô cao cấp.

Túi khí trần xe: Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần đầu của người ngồi, chỉ hay gặp ở những mẫu xe ô tô cao cấp.

Nguyên tắc hoạt động của túi khí

Hệ thống này trải qua 3 giai đoạn chính kể từ khi xe gặp va chạm cho đến khi túi khí bung. Đầu tiên, hệ thống điều khiển chính (ACU) điều khiển các cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh… để nhận biết mức độ ảnh hưởng. Khi con số này vượt quá giá trị quy định thì ngòi nổ trong bộ thổi mới đánh lửa.

Tiếp theo, ngòi nổ sản sinh dòng điện có cường độ từ 1A đến 3A trong vòng dưới 2 mili giây để đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí để tạo ra lượng khí lớn trong thời gian ngắn. Cuối cùng, túi khí được bơm căng để giảm tác động lực người ngồi trên xe và ngay lập tức khí đó thoát ra ở các lỗ xả phía sau.

Không phải túi khí nào cũng sẽ bung khi ôtô xảy ra va chạm mà trong mỗi trường hợp nhất định, loại phù hợp mới được kích hoạt. Với mỗi loại túi khí bố trí ở các vị trí khác nhau lại có một quy chuẩn hoạt động riêng để đảm bảo cho người trên xe luôn ở trong điều kiện an toàn nhất.

Những điều cần biết về túi khí an toàn trên xe , ô tô đâm gốc cây sao túi khí không nổ?

Nguyên lý hoạt động của hệ thống túi khí.

Do đó, trong một số trường hợp, sau khi bị tai nạn, vẻ ngoài xe trông bị hư hỏng rất nhiều nhưng túi khí không nổ vì gia tốc giảm dần của xe chưa đạt giới hạn cho phép để kích nổ túi khí. Với những trường hợp này, hệ thống dây đai an toàn đã đủ để giữ hành khách tránh khỏi những chấn thương nghiêm trọng.

Vì vậy, trong tất cả các hướng dẫn sử dụng của tất cả các hãng sản xuất xe đều yêu cầu hành khách luôn thắt dây đai an toàn khi ngồi trên xe. Đây cũng là quy định bắt buộc của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Không bao giờ lắp hệ thống giảm va đập cho trẻ nhỏ quay về phía sau ghế vì lực bung nhanh của túi khí có thể khiến trẻ bị thương hoặc tử vong. Phải bố trí hệ thống giảm va đập cho trẻ nhỏ hướng ra phía trước trên ghế hành khách trước. Luôn dịch sát ghế ra phía sau vì lực bung ra của túi khí có thể làm trẻ bị thương nặng hoặc có thể tử vong.

Chúc các bạn luôn lái xe an toàn!

Nguồn : tinxe.vn

Hoang Long


TIN LIÊN QUAN

Túi khí ô tô bung ra ở tốc độ bao nhiêu? Đây là câu trả lời

Túi khí an toàn cần bung ra đủ nhanh để giữ an toàn cho người ngồi trong trường hợp va chạm xảy ra, nhưng không thể quá nhanh dẫn đến phản tác dụng.

Xem chi tiết: Túi khí ô tô bung ra ở tốc độ bao nhiêu? Đây là câu trả lời

Mitsubishi Việt Nam triệu hồi bốn dòng xe

Các dòng xe thuộc diện triệu hồi là Mitsubishi Outlander, Outlander Sport, Colt và Pajero, nhằm sửa các lỗi phanh và túi khí.

Xem chi tiết: Mitsubishi Việt Nam triệu hồi bốn dòng xe

Lần đầu tiên siêu xe Ferrari bị triệu hồi tại Việt Nam

Các mẫu siêu xe Ferrari vừa được triệu hồi chính hãng tại Việt Nam do lỗi túi khí Takata.

Xem chi tiết: Lần đầu tiên siêu xe Ferrari bị triệu hồi tại Việt Nam

Những tính năng an toàn cần quan tâm khi mua ôtô mới

Ngày nay với tốc độ phát triển của ngành kỹ thuật ôtô, các tính năng an toàn ngày càng nhiều chi tiết để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Xem chi tiết: Những tính năng an toàn cần quan tâm khi mua ôtô mới

[P4] Phải chăng thân vỏ xe ô tô ngày càng mỏng?

Đã đến lúc thay vì bĩu môi chê bai “vỏ mềm”, hãy cám ơn chiếc xe đã giúp cho chính bạn có được thêm những ngày bên gia đình và người thân.

Xem chi tiết: [P4] Phải chăng thân vỏ xe ô tô ngày càng mỏng?

Điểm danh những trang bị an toàn trên các mẫu ôtô hiện nay

Đối với những chiếc xe ôtô, các trang bị an toàn luôn là một trong những yếu tố được nhà sản xuất đưa lên hàng đầu bởi đây chính là điểm then chốt để bảo vệ an toàn cho sức khoẻ và tính mạng của những người ngồi trong xe.

Xem chi tiết: Điểm danh những trang bị an toàn trên các mẫu ôtô hiện nay

VinFast Fadil bung túi khí sau khi tông vào vòng xuyến tại Thủ Đức

Dù không có thương vong về người nhưng vụ tai nạn đã khiến chiếc xe VinFast Fadil bị vỡ nát một phần đầu xe, một bánh trước nổ lốp và túi khí bên trong khoang lái bung ra.

Xem chi tiết: VinFast Fadil bung túi khí sau khi tông vào vòng xuyến tại Thủ Đức

Cách xử lý khi xe ở trong vùng bị nhiễm điện

Gọi điện thoại cho lực lượng cứu hộ, liên lạc với người thân giúp đỡ, tự cứu bản thân mình khỏi chiếc xe… là những bước quan trọng cần xử lý sau khi xe bạn chẳng may đụng vào cột điện trên đường đi hoặc ở trong vùng bị nhiễm điện.

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xe ở trong vùng bị nhiễm điện

Gần 3.300 chiếc Mercedes-Benz buộc triệu hồi tại Việt Nam để thay thế cụm túi khí

Mercedes-Benz C200, C250, C300 tại Việt Nam bị triệu hồi vì lỗi túi khí TAKATA

Review Trải nghiệm Mazda CX-3: dấu chấm hết có thêm dấu chấm hết?

Helicron – xe ôtô cổ quái gần 90 tuổi, sử dụng công nghệ máy bay

5 giá trị cốt lõi của ô tô Honda mà bạn cần biết

Kia hé lộ Sportage hoàn toàn mới: Thiết kế của xe Hàn đang dần “Âu hóa”?

Lộ ảnh Bugatti Veyron thứ 2 về Việt Nam, ngoại thất 2 màu, giá bán vẫn là ẩn số

Biển số xe phong thủy mới nhất 2021

Bài viết khác

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất