Hiểu đèn báo lỗi trên bảng đồng hồ trên ô tô là một kỹ năng quan trọng mà bất cứ tay lái nào cũng cần nắm vững.
- Kiểm tra Gas điều hòa ô tô và nguyên nhân điều hòa xe không mát?
- 7 cách chống buồn ngủ khi lái xe cho tài xế
- Cách khắc phục xe ô tô bị ì máy & Nguyên nhân tại sao ?
Các mẫu xe hơi luôn có cách để thông báo đến cho người sử dụng những thông tin về trạng thái hoạt động, thông qua hệ thống đèn báo hiệu nằm trong bảng đồng hồ. Những đèn này mang tính chất cực kỳ quan trọng khi liên quan trực tiếp đến đến độ an toàn khi vận hành.
Hệ thống đèn báo lỗi trên xe ô tô dựa trên các cảm biến điện tử. Màu sắc đèn cho biết mức độ quan trọng của thông báo. Thông thường thì có 3 loại màu chính:
- Màu xanh: thông báo một trạng thái hoạt động của xe hoặc của một tính năng nào đó trên xe. Ví dụ nhiệt độ động cơ đang quá lạnh (đo ở đường nước) thì đèn báo này sẽ phát sáng và sau đó sẽ tắt đi ngay khi động cơ đạt mức nhiệt độ hoạt động bình thường. Ngoài ra, thường thấy nhất là ký hiệu đèn pha khi ở chế độ chiếu xa.
- Màu vàng: mang tính chất nhắc nhở kiểm tra một hạng mục nào đó, chẳng hạn như nhắc nhở lịch bảo dưỡng, nhắc nhở nước làm mát đang thiếu, nhắc nhở áp suất lốp…
- Màu đỏ: báo động nguy hiểm về một tính năng nào đó gặp lỗi, đang hoạt động không đúng thiết kế hoặc thậm chí đã dừng hoạt động. Khi thấy đèn màu này sáng lâu thì người lái nên lập tức dừng xe và liên hệ garage để tìm cách khắc phục.
Dưới đây xeoto.com.vn đưa ra những biểu tượng cảnh báo thông dụng nhất:
- 1. Đèn cảnh báo mức nhiên liệu
- 2. Đèn cảnh báo hệ thống phanh tay
- 3. Đèn báo thắt dây an toàn
- 4. Đèn báo cửa xe/nắp capo/cốp xe mở
- 5. Đèn báo áp suất lốp thấp
- 6. Đèn cảnh báo hệ thống chống bó cứng phanh ABS
- 7. Đèn cảnh báo hệ thống cân bằng điện tử
- 8. Đèn cảnh báo ắc-quy
- 9. Đèn báo dầu nhớt động cơ
- 10. Đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ
- 11. Đèn Check Engine – báo lỗi động cơ
1. Đèn cảnh báo mức nhiên liệu
Chỉ đơn giản là thông báo xe bạn sắp hết nhiên liệu, cần đổ thêm. Tuy nhiên nếu đã tiếp thêm nhiên liệu mà ký hiệu này vẫn còn thì có thể do cảm biến gặp trục trặc. Nhìn chung là khá vô hại.
2. Đèn cảnh báo hệ thống phanh tay
Đèn này báo khi xe đang cài phanh tay. Nếu đã hạ phanh tay mà ký hiệu này vẫn sáng đèn, có thể phanh xe cần tra thêm nhớt, hoặc cảm biến phanh xe bị lỗi. Trường hợp xấu nhất là phanh xe đã hỏng, cần được thay thế.
3. Đèn báo thắt dây an toàn
Các loại xe mới hiện nay hầu như đều đã được tích hợp thêm đèn báo này. Nó xuất hiện khi người lái hoặc hành khách bên ghế phụ chưa thắt dây an toàn. Nếu bạn cho xe di chuyển mà vẫn chưa cài dây thì nhiều mẫu xe thậm chí còn phát âm thanh cảnh báo lớn tiếng, nên hãy tuân thủ việc thắt dây an toàn.
4. Đèn báo cửa xe/nắp capo/cốp xe mở
Khi thấy một trong những đèn báo này sáng, hãy kiểm tra lại toàn bộ hệ thống cửa xe, nắp capo và nắp cốp rồi đóng chặt chúng.
5. Đèn báo áp suất lốp thấp
Đèn báo này báo hiệu rằng có lốp xe đang bị thiếu hơi (bị mềm do lâu ngày không chạy, xì lỗ mọt do cán đinh, xì van…). Bạn cần bơm bánh xe hoặc đưa xe đi kiểm tra lốp ngay khi thấy ký hiệu này xuất hiện.
6. Đèn cảnh báo hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Thường thì đèn này chỉ sáng lên trong khoảng 1-2 giây khi khởi động xe, lúc các hệ thống đang kiểm tra. Tuy nhiên nếu nó sáng lâu dài thì có nghĩa là hệ thống chống bó cứng phanh có thể gặp trục trặc, bạn không nên kỳ vọng nó sẽ hoạt động như mong muốn và cần đem xe đi kiểm tra.
7. Đèn cảnh báo hệ thống cân bằng điện tử
Đèn này sẽ xuất hiện trong vòng vài giây khi hệ thống cân bằng điện tử (ESP, ESC, VSC, VSA, DSC… tùy dòng xe) đang hoạt động lúc bạn đi trên đoạn đường trơn trượt. Tuy nhiên nếu nó sáng liên tục thì có 2 khả năng: nếu bạn chủ động tắt hệ thống cân bằng điện tử thì không cần để ý nữa, nhưng nếu bạn chưa bao giờ đụng đến việc bật/tắt tính năng này mà đèn vẫn sáng thì hãy đem xe đi kiểm tra gấp.
8. Đèn cảnh báo ắc-quy
Đèn này báo ắc-quy xe gặp vấn đề, sẽ khiến hệ thống đèn pha, các hệ thống an toàn, hệ thống lái trợ lực, phanh trợ lực hoặc động cơ xe đều có thể ngừng hoạt động. Cần liên hệ mua ắc-quy thay thế ngay.
9. Đèn báo dầu nhớt động cơ
Đèn này sáng lên khi cảm biến nhận thấy mức nhớt không còn đủ để tuần hoàn trong động cơ, có thể do hao hụt nhớt hoặc hệ thống bơm nhớt động cơ bị yếu. Thường thì xe vẫn có thể tiếp tục di chuyển, nhưng lúc này đích đến của bạn nên là xưởng sửa chữa.
10. Đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ
Đèn này xuất hiện khi xe bạn bị cạn nước làm mát; két nước có thể bị rò rỉ, bị tắc hoặc bị hỏng, nếu nặng có thể thấy được nước bị rỉ ra từ khe hở ở két hoặc ống nóng.
11. Đèn Check Engine – báo lỗi động cơ
Khi ký hiệu này sáng đèn, cho dù xe vẫn đang chạy trơn tru như thường Xeoto.com.vn khuyên bạn vẫn nên liên hệ garage gần nhất và đưa họ kiểm tra ngay. Những lỗi liên quan đến động cơ có rất nhiều và một số thậm chí không bộc lộ rõ ràng, nhưng đều vô cùng nguy hiểm, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành của xe.