Theo đó số tiền bồi thường 1 tỷ USD bao gồm chi phí để thuê máy móc, nhân công giải thoát con tàu, phí vận chuyển và các nguồn thiệt hại khác trong thời gian gần 1 tuần con tàu bị kẹt ở kênh đào Suez. Ước tính sự cố kẹt tàu đã cản trợ hơn 400 con tàu khác di chuyển, khiến nhà nước Ai Cập thất thoát hơn 95 triệu USD từ nguồn thu phí cầu đường. Hiện vẫn chưa rõ bên nào sẽ trả tiền bồi thường cho phía Ai Cập. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm của Ever Given sẽ phải đối mặt với hàng loạt yêu cầu bồi thường thiệt hại hàng hoá dễ hỏng và cả việc gián đoạn chuỗi cung ứng.
Ông Rabie cho biết rằng có thể sẽ có một vụ kiện diễn ra nhưng ông vẫn thích giải quyết các vấn đề bồi thường mà không cần phải kiện tụng hơn.
Công ty Shoei Kisen Kaisha Ltd, chủ sở hữu của Ever Given ở Nhật Bản cho biết họ vẫn chưa nhận được tin chính thức từ thông báo bồi thường của chính quyền Ai Cập “Đúng là chúng tôi vẫn đang trong quá trình đàm phán với phía Ai Cập” và từ chối tiết lộ mức phí bồi thường phải chi trả. Vào ngày 1 tháng 4, Shoei Kisen đã tuyên bố rằng các vị chủ có hàng hoá trên tàu sẽ phải nộp một khoảng chi phí hỗ trợ khắc phục thiệt hại để có thể nhận lại hàng hoá của mình.
Sự cố mắc kẹt tàu Ever Give dài 396m ở kênh đào Suez vào ngày 23 tháng 3 vừa qua là một sự kiện làm gián đoạn thương mại trên toàn cầu. Sau một tuần căng thẳng, dưới sự hỗ trợ của các kỹ sư và sự trợ giúp của một đợt thuỷ triều, con tàu đã được giải thoát. Hiện con tàu và toàn bộ hàng hoá cùng đoàn thuỷ thủ Ấn Độ gồm 25 thành viên vẫn đang neo đậu ở hồ Great Bitter của Ai Cập cho đến khi kết thúc cuộc điều tra và các thoả thuận được thông qua.
Theo WSJ