Trả lời:
Tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD do Viện Quy hoạch đô thị – nông thôn biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ trình duyệt, Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3 tháng 4 năm 2008 có giải thich từ ngữ tại 1.2 chương 1 như sau:
15) Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.
Như vậy, Hành lang an toàn giao thông được hiểu là khoảng cách từ chỉ giới đường đỏ đến lộ giới của hành lang. Mặt khác, tại quy chuẩn này cũng nêu rõ phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ tại mục 2.8.10 như sau:
“Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây:
1) Các bộ phận cố định của nhà:
– Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:
+++ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;
+++ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.
– Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những Điều kiện sau:
+++ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;
+++ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;
+++ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng
Chiều rộng lộ giới (m) |
Độ vươn ra tối đa Amax (m) |
---|---|
Dưới 7m |
0 |
7¸12 |
0,9 |
>12¸15 |
1,2 |
>15 |
1,4 |
Căn cứ vào quy định nêu trên thì nhà ban làm mái tôn thò ra hành lang an toàn giao thông 2 mét là đã vượt quá phần nhô ra pháp luật cho phép.
Căn cứ vào quy định nêu trên thì nhà bạn làm mái tôn thò ra hành lang an toàn giao thông 2 mét là đã vượt quá phần nhô ra pháp luật cho phép. Tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP hướng dẫn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt không có quy định về xử phạt đối với hành vi làm mái tôn thò ra hành lang an toàn giao thông. Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản (phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng) thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Do bạn cung cấp thông tin chưa đầy đủ Về việc Ủy ban nhân dân xã xử phạt vi phạm theo khoản nào Điều nào? nên chúng tôi không thể khẳng định mức xử phạt vi phạm đó đúng hay sai. Vì có thể UBND xã xử phạt bạn do vi phạm về trật tự xây dựng.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)