Bị cưỡng chế nộp phạt
Thời gian nộp phạt của người vi phạm giao thông là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
Dựa theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, người vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt nếu để quá thời hạn nếu trên.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
– Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
– Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
– Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản;
– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Cơ quan sẽ thực hiện tuần tự những biện pháp trên và chỉ thực hiện biện pháp tiếp theo nếu biện pháp trước đó chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế.
Bị phạt khi nộp phạt muộn
Bên cạnh bị cưỡng chế nộp phạt, người vi phạm còn bị phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05% tổng số tiền chưa nộp trên mỗi ngày chậm nộp phạt.
Số tiền nộp phạt = Số tiền phạt chưa nộp + (Số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)
Số tiền này được thu cùng số tiền nộp phạt.
Ô tô không được đăng kiểm
Theo hướng dẫn tại Thông tư 70/2015/TT-BGTVT, đơn vị đăng kiểm không được kiểm định xe khi đã có văn bản đề nghị không kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc xe có vi phạm đã cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định.
Theo đó, xe ô tô không nộp phạt vi phạm giao thông sẽ bị cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định và không được thực hiện đăng kiểm.
Nếu cá nhân, tổ chức sở hữu ô tô quá hạn đăng kiểm trên 1 tháng, mức phạt tối đa có thể lên đến 16 triệu đồng.
Tình trạng “trốn” nộp phạt rất phổ biến
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: Giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này”.
Những lỗi vi phạm chỉ bị phạt tiền mà người vi phạm có Giấy phép lái xe thì sẽ bị thu Cảnh sát giao thông thu giữ Giấy phép. Đối với trường hợp này, nhiều người thà bỏ luôn Giấy phép lái xe để không phải nộp phạt vì nhiều lí do như: mức phạt cao hơn chi phí cấp lại Giấy phép lái xe, có Giấy phép lái xe khác hoặc Giấy phép lái xe đó là giả, ở tính khác nên không muốn quay lại đóng phạt…
Để phòng những trường hợp này, Thông tư 38/2019/TT-BGTVT cũng có đề cập Giấy phép lái xe mới của những người có hành vi gian dối để được đổi, cấp lại, cấp mới Giấy phép sẽ không có giá trị sử dụng. Nếu bị phát hiện hành vi vi phạm này, chủ xe sẽ bị phạt và không được cấp Giấy phép lái xe trong vòng 5 năm kể từ ngày bị phát hiện.
Để việc nộp phạt vi phạm thuận tiện hơn, pháp luật hiện nay cho phép người vi phạm nộp phạt trực tuyến hoặc qua đường bưu điện và nhận lại giấy tờ qua đường bưu điện.