Peter Brazier là người đầu tiên sở hữu 1 chiếc Ferrari 308 gắn động cơ Tesla Model S. Sự chuyển đổi mang tính cách mạng này được thực hiện bởi Electric Classic Cars trong vòng 9 tháng và gây nhiều tranh cãi, hãy xem cụ thể xem kết quả ra sao.
Peter Brazier là người đầu tiên sở hữu 1 chiếc Ferrari 308 gắn động cơ Tesla Model S
Đây không phải là lần đầu tiên một chiếc Ferrari được mang ra điện hoá. Và năm trước đó, một team ở California cũng đã chuyển đổi thành công một chiếc 308 GTE – 1978. Tuy nhiên, đây là chiếc Ferrari đầu tiên sử dụng động cơ Tesla. Chiếc Ferrari 308 GTE 1982 sau khi chuyển đổi đã trở thành một con thú hoang với động cơ điện hơn 500 mã lực, tốc độ max 265km/h và ấn tượng nhất là tăng tốc từ 0-100km/h được rút xuống từ 7.8 giây còn 3.8 giây.
Chiếc Ferrari 308 GTE 1982 sau khi chuyển đổi đã trở thành một con thú hoang với động cơ điện hơn 500 mã lực, tốc độ max 265km/h
Peter và vợ cùng sở hữu xe điện để đi lại hàng ngày. Peter sở hữu 1 chiếc Tesla còn vợ thì đi chợ hàng ngày bằng 1 chiếc Nissan Leaf. Cả hai cùng thoả mãn với những tiện ích và kinh tế mà xe điện mang lại. Tuy nhiên, là một tay chơi xe ôtô classic, Peter vẫn thích cảm giác được lái những chiếc xe classic. Tuy nhiên, tại sao tôi lại gỡ bỏ động cơ V8 và thay động cơ điện?
“Tôi mua chiếc Ferrari này vào năm 1992, sở hữu nó 27 năm. Tôi đã làm tất cả cho chiếc xe để nó chạy ổn định hơn. Tuy nhiên, qua thời gian động cơ của chiếc xe đã cũ. Mỗi mùa hè, muốn mang xe ra để đi tôi lại phải sửa chữa thì nó mới có thể chạy được. Gara của tôi luôn có mùi xăng dầu, nó đến một ngưỡng mà tôi cảm thấy chán chiếc xe, thậm chí có dự định mang bán nó. Sau đó tôi nghe thấy việc thay mới nhiều bộ phận có thể giúp chiếc xe chạy ổn định hơn và Richard Morgan có thể làm được điều đó. Tôi gửi cho ông ấy vài cái ảnh và thế là chốt” – Peter Brazier.
Cả Peter và Richard đều cho rằng, chuyển đổi sang xe điện là “bảo tồn” các loại xe cổ. Mang cho xe cổ một sức sống mới.
Động cơ Tesla là một lựa chọn dễ dàng vì ở thời điểm đó động cơ Tesla Model S là nhất trong các loại động cơ điện. Tuy nhiên vì chưa có tiền lệ nên cả team tốn rất nhiều công sức để nghiên cứu chế tạo các chi tiết, vỏ cho các linh kiện điện, pin và động cơ.
Cả Peter và Richard đều cho rằng, chuyển đổi sang xe điện là “bảo tồn” các loại xe cổ. Mang cho xe cổ một sức sống mới. Chiếc xe sau chuyển đổi có sự phân bổ trọng lượng trên 2 trục bánh tốt hơn, cảm giác lái tốt hơn, hoạt động bền bỉ ít hỏng vặt và trên hết là công suất tăng vượt trội so với một chiếc động cơ V8 hơn 200 sức ngựa.
Bảng so sánh chiếc xe sau khi độ so với nguyên bản.
Đa phần mọi người sau khi xem chiếc Ferrari điện hoá đều thấy ấn tượng và thích thú. Tuy nhiên một số cộng đồng chơi xe classic thì họ cho rằng Peter đã xúc phạm đến cộng đồng chơi xe Ferrari bởi vì động cơ là linh hồn của một chiếc xe và như vậy Peter đã phá hỏng một chiếc xe cổ thay vì bảo tồn nó.
Khi được hỏi như trên thì Peter chỉ tiếc mỗi một điều đó là tiếng nổ của động cơ V8, không có âm thanh gì kêu hay hơn tiếng gầm rú của một chiếc động cơ V8. Tuy nhiên đó là điều mà tôi phải đánh đổi, và bây giờ tiếng động cơ điện dù nhỏ nhưng cũng rất hay được ví như tiếng động cơ phản lực lúc cất cánh.
Sau khi ssiện hoá Ferrari 308 GTE – 1982 Peter chỉ thấy tiếc một điều duy nhất đó là tiếng nổ của động cơ V8
Trong vài năm tới, khi xe điện phát triển thì động cơ điện và pin sẽ rẻ đi nhiều. Lúc đó công phục hồi một chiếc động cơ là quá đắt đỏ so với điện hoá một chiếc xe.
Tóm gọn lại, dự án này đã đạt mục tiêu giữ cho chiếc xe được sử dụng nhiều hơn, làm cho nó ổn định hơn, sạch hơn. Ngoài ra, nó còn làm cho chiếc xe mạnh hơn rất nhiều so với công suất của chiếc động cơ nổ V8 cũ kỹ. Dù cho ý kiến của mọi người về về việc điện hoá thế nào đi chăng nữa thì dự án này vẫn rất ấn tượng với những con số mà nó mang lại cho chiếc xe.