ABS là viết tắt của cụm từ Anti-lock Brake System, đây là hệ thống chống bó cứng phanh trong các trường hợp ta phải phanh gấp. Dưới đây là công dụng và những lưu ý khi sử dụng loại phanh ABS này.
Hiện nay trên các loại xe máy hay ô tô được ra mắt gần đây đều được trang bị hệ thống phanh này nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho người sử dụng.
Thành phần của hệ thống phanh ABS:
– HCU (Hydraulic control Unit) đây là bộ điều khiển thủy lực.
– Anti-lock Brake Control Module: Bộ điều khiển ABS (chống bó cứng phanh).
– Rear Anti-lock Brake Sensors/Front Anti-lock Brake Sensors: Bộ cảm biến bánh sau và bánh trước.
Công dụng của phanh ABS:
Khi lưu thông trên đường phố chắc hẳn sẽ có những tình huống khiến ta phải đạp phanh gấp, và để tránh trường hợp nguy hiểm khi bánh xe bị bó cứng trong lúc phanh gấp thì các hãng xe đã tích hợp hệ thống phanh ABS trên một số dòng xe. Hệ thống phanh này sẽ giúp người dùng có thể phanh gấp trong một số trường hợp mà không phải lo sợ bánh xe bị khóa chặt gây nguy hiểm khi lưu thông mà lúc này bánh xe sẽ được hệ thống phanh cho dừng chậm dần tránh được trường hợp trượt bánh khi phải phanh gấp trên các con đường trơn trượt.
Rõ ràng công dụng của phanh ABS rất hữu ích và an toàn cho các tài xế và người ngồi trên xe tuy nhiên ta cần nắm một số lưu ý sau đây để có thể sử dụng hệ thống phanh này một cách hiệu quả và an toàn.
Lưu ý cần tránh khi sử dụng phanh ABS:
– Tuyệt đối không ỷ lại vào hệ thống ABS mà lái xe cẩu thả trên đường.
– Không bóp nhả phanh liên tục vì như vậy sẽ khiến hệ thống phải tắt mở liên tục khiến tuổi thọ của phanh giảm và khiến phanh hoạt động không ổn định.
– Luôn giữ khoảng cách an toàn vài mét trước khi đạp phanh.
– Tuân thủ luật lệ giao thông và đừng hoang mang khi nghe thấy âm thanh nhỏ hay nhịp đập nhè nhẹ bên trong hệ thống phanh vì đây là dấu hiệu của hệ thống ABS đang hoạt động bình thường.