1. Bảo hiểm khoản vay thế chấp là gì?
Khoản vay là số tiền ngân hàng giao cho khách hàng dùng để cấp tín dụng cho khách hàng. Nói cách khác, đây là khoản tiền ngân hàng giao cho khách sử dụng theo mục đích thỏa thuận trong hợp đồng cho vay theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
Ngân hàng sẽ giải ngân theo gói sản phẩm có mục đích cụ thể như: vay mua ô tô, vay mua nhà, vay tín chấp. Để có được gói vay này, khách hàng cần phải trải qua quá trình xét duyệt hồ sơ, thẩm định từ phía ngân hàng. Để đảm bảo lợi ích giữa bên vay và cho vay, đa số các ngân hàng đều khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm tiền vay và người phải trả tiền cho gói bảo hiểm khoản vay chính là khách hàng.
Bảo hiểm khoản vay thế chấp ô tô: Ai được hưởng lợi?
Thực tế, bảo hiểm khoản vay mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng. Sau khi mua gói bảo hiểm, nếu không may gặp phải rủi ro không lường trước khiến tài sản thế chấp xảy ra sự cố thì công ty bảo hiểm sẽ đại diện cho khách hàng thanh toán khoản vay cho phía ngân hàng. Điều này sẽ củng cố niềm tin của ngân hàng để cho khách hàng vay một số tiền nhiều hơn.
2. Mức phí bảo hiểm khoản vay tín chấp
Mức phí bảo hiểm khoản vay sẽ phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng nhưng dao động trong khoảng 3%-6% số tiền vay ban đầu. Ví dụ: Khách hàng A có nhu cầu vay tín chấp tại ngân hàng X, số tiền vay là 50.000.000 VND, mức phí ngân hàng quy định đóng cho bảo hiểm khoản vay là 5% thì khoản phí mà khách hàng A cần chi là 50.000.000*5% = 2.500.000 đồng.
Chẳng hạn, tại ngân hàng BIDV, hạn mức thấu chi của gói bảo hiểm khoản vay sẽ là:
+ Khách được lựa chọn số tiền đóng bảo hiểm, áp dụng trọn thời gian tham gia bảo hiểu với điều kiện bằng 50% hạn mức thấu chi (không thấp hơn 5 triệu đồng), tối đa không vượt qua hạn mức thấu chi được cấp.
+ Phí bảo hiểm: 0,3%/năm (mức thu tối thiểu bằng 50.000 đồng).
3. Bảo hiểm khoản vay thế chấp có bắt buộc không?
Hiện nay, không phải ngân hàng nào cũng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tiền vay. Căn cứ vào năng lực tài chính của mỗi khách hàng, ngân hàng sẽ tư vấn có nên mua bảo hiểm thế chấp khoản vay hay không.
Ngân hàng thường yêu cầu khách mua bảo hiểm khoản vay nếu những tài sản thế chấp là nhà xưởng, cơ sở kinh doanh, dãy nhà trọ cho thuê… Còn đối với loại tài sản là nhà phố, căn hộ hoặc khoản vay quá nhỏ, ngân hàng không yêu cầu người vay mua bảo hiểm, trừ khi trong quá trình thẩm định tài sản họ nhận thấy có tính rủi ro cao.
Nhưng một số ít ngân hàng coi bảo hiểm tiền vay là một điều kiện bắt buộc. Số tiền để khách hàng mua bảo hiểm cũng rất khác nhau.
Theo lời ông Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng BIDV thì phía ngân hàng không bắt buộc khách hàng tham gia bảo hiểm khoản vay mà chỉ là khuyến khích, nhất là đối với những người có nhu cầu vay vốn mua nhà, mua xe ô tô. Trong tín dụng thương mại, khi cho vay thương mại thì cần phải mua bảo hiểm đối với loại tài sản thế chấp đó. Chẳng hạn vay mua ô tô thì tài sản thế chấp chính là chiếc ô tô đó, phòng trường hợp có sự cố xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ thay khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Điều này từng xảy ra trong thực tế, người vay gặp phải sự cố không mong muốn và không có khả năng trả nợ nhưng do có bảo hiểm trả thay nên họ dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn.
Các chuyên gia kinh tế khuyên người vay nên dành thời gian tìm hiểu kỹ các điều khoản ràng buộc của ngân hàng trước khi đặt bút ký hợp đồng vay vốn. Thông thường, trước khi vay vốn, ngân hàng phải có trách nhiệm thông báo với khách hàng những điều khoản ràng buộc, tránh trường hợp nhân viên tư vấn không nói rõ cho người vay hiểu hoặc khi chuẩn bị giải ngân mới thông báo làm người vay rơi vào thế bị động, gây bức xúc cho người vay.
4. Bảo hiểm khoản vay thế chấp mua ô tô mang lại lợi ích gì?
Nhiều người thắc mắc, khi vay tín chấp (do không có tài sản nên tiềm ẩn nhiều rủi ro khi người vay mất thu nhập hoặc không có khả năng trả nợ) nên người vay buộc phải mua bảo hiểm. Vậy những người có tài sản thế chấp tốt, được ngân hàng duyệt cho vay thì bảo hiểm khoản vay thế chấp mang lại lợi ích gì?
Hiện tại, người vay thế chấp từ ngân hàng theo gói vay mua ô tô thì tài sản thế chấp sẽ chính là chiếc xe định mua và phải hội tụ đầy đủ các điều kiện sau:
+ Chiếc xe ô tô thế chấp phải thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng hoặc quyền quản lý của người vay.
+ tài sản sử dụng thế chấp là tài sản được pháp luật cho phép, không nằm trong diện cấm mua, bán, cho, tặng, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…
+ Tài sản thế chấp không thuộc diện bị tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng…
Chiếc xe (tài sản) mà khách hàng sử dụng để đảm bảo khoản vay thế chấp tại ngân hàng vẫn được giao cho khách hàng sử dụng đúng mục đích phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Trong trường hợp xảy ta tai nạn không đáng có như: hỏa hoạn, cháy nổ, thiên tai, tai nạn thì thiệt hại của khách hàng có thể tăng lên gấp đôi. Khi đó, người vay không chỉ bỏ tiền khắc phục, sửa chữa tài sản thế chấp mà còn phải chịu trách nhiệm hoàn trả khoản nợ gốc và lãi đã vay cho ngân hàng như bình thường. Khi đó, áp lực tài chính rất cao. Nhưng với khách hàng đã mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp thì bộ phận bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả cho ngân hàng số dư nợ và khoản lãi vay.
Như vậy, bảo hiểm khoản vay mang lại lợi ích cho cả hai bên, ngân hàng và người vay. Ngân hàng yên tâm hơn do được phía bảo hiểm bảo đảm số vốn mà mình bỏ ra cho khách hàng vay. Còn về phía khách hàng, với việc bỏ ra một khoản phí nhỏ mua gói bảo hiểm khoản vay, sẽ được ngân hàng cho vay với số tiền lớn hơn, đồng thời hạn chế thấp nhất những rủi ro trong cuộc sống, ảnh hưởng đến lợi ích của chính mình.