Sử dụng ôtô làm phương tiện đi lại hay mục đích kinh doanh, chủ xe không chỉ nắm vững luật khi tham gia giao thông, đảm bảo vấn đề an toàn di chuyển mà còn phải chấp hành đúng quy định về mặt giấy tờ, đăng kiểm,… Đáng chú ý nhất chính là mức phạt quá hạn đăng kiểm ôtô.
|
Mức phạt tối đa nếu xe quá hạn đăng kiểm lên tới 16 triệu đồng. |
Quá hạn đăng kiểm phạt bao nhiêu?
Tem đăng kiểm là chứng nhận hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô ô do đơn vị đăng kiểm được Cục đăng kiểm Việt Nam cấp phép, tem này được dán lên trước kính xe ôtô.
Lỗi quá hạn đăng kiểm 2020 theo Nghị định 100/2019 quy định áp dụng xử phạt cho cả người điều khiển và chủ xe, cụ thể như sau:
Trường hợp quá hạn đăng kiểm ôtô dưới 01 tháng:
– Đối với người lái xe: Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. (Điểm c, Khoản 4 và Khoản 6 của Điều 16).
– Đối với chủ xe: Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 8.000.000 – 12.000.000 đồng đối với tổ chức. (Điểm b, Khoản 8, Điều 30).
|
Quy định mức phạt xe quá hạn đăng kiểm mới nhất theo Nghị định 100. |
Trường hợp quá hạn đăng kiểm ô tô trên 01 tháng:
– Đối với người lái xe: Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. (Điểm e, Khoản 5 và Điểm a, Khoản 6 của Điều 16).
– Đối với chủ xe: Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 12.000.000 – 16.000.000 đồng đối với tổ chức. (Điểm c, Khoản 9, Điều 30).
Ngoài ra, theo quy định tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 16 thì “sử dụng giấy phép đăng ký xe, giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)” sẽ bị xử phạt 4.000.000 – 6.000.000 đồng.
Một số câu hỏi thường gặp?
Quá hạn đăng kiểm bao lâu thì bị phạt?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì tem đăng kiểm quá hạn dưới hoặc trên 01 tháng đều bị xử phạt.
|
Các xe ô tô tham gia giao thông đều phải có tem đăng kiểm còn thời hạn. |
Nếu người lái và chủ xe là một thì phạt theo mức nào?
Nếu người điều khiển xe là chủ phương tiện vi phạm lỗi xe quá hạn đăng kiểm thì sẽ bị xử phạt theo mức dành cho chủ xe. Bên cạnh đó, chủ xe cũng bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
So với mức phạt tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP trước đây thì mức phạt quá hạn đăng kiểm xe theo Nghị định 100/2019 dành cho tài xế vẫn giữ nguyên, thêm vào đó là một số bổ sung như đã nêu trên.
Điều khiển xe trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có sao không?
Theo Điểm b, Khoản 8, Điều 21 quy định phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi: “Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”.
Ngoài ra, nếu chủ xe cố tình giao phương tiện cho người lái bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì chủ xe đó cũng bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 8.000.000 – 12.000.000 đồng đối với tổ chức.
Trên đây là những thông tin hữu ích về quy định quá hạn đăng kiểm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Hy vọng chia sẻ vừa rồi đã giúp độc giả nắm vững luật pháp hơn khi tham gia giao thông, tránh bị xử phạt đáng tiếc.