Việc hãng Ford của Mỹ liên tục bị “dính lỗi” đã đặt ra nhiều nghi ngại liệu có nên chọn các hãng xe ô tô Mỹ thay vì xe Nhật, Hàn?

Mỹ là một trong các “cường quốc ô tô” lớn nhất thế giới. Tuy Đức là quốc gia đầu tiên đặt nền móng cho ngành công nghiệp ô tô nhưng Mỹ mới chính là nơi chứng kiến ngành công nghiệp ô tô phát triển rực rỡ. Mỹ hiện là quê hương của 3 hãng ô tô top đầu thế giới là Ford, General và Tesla.

Có nên mua xe ô tô Mỹ?






Khi nói đến xe Mỹ, người ta sẽ nghĩ ngay đến những chiếc ô tô thân hình cơ bắp, khung gầm cứng chắc cùng khối động cơ hiệu suất “khủng”.

Ưu điểm xe ô tô Mỹ

  • Động cơ mạnh mẽ

Xe ô tô Mỹ rất được chú trọng về sức mạnh vận hành. Nếu xe Nhật, Hàn thường chỉ cần một khối động cơ đủ dùng để kinh tế nhất thì xe Mỹ lại hướng đến trải nghiệm khoẻ khoắn và mạnh mẽ thực sự. Đó là lý do vì sao đa phần xe Mỹ trang bị động cơ dung tích lớn hay động cơ cho hiệu suất cao hơn các xe cùng phân khúc.

Trong top 5 xe sở hữu động cơ lớn nhất hiện nay, các hãng xe hơi Mỹ ghi danh 2 vị trí với Ford Super Duty (động cơ 7.3L V8) và Ram 2500 HD (động cơ 6.7L I6). Ở thị trường Việt Nam, Ford Ranger và Ford Everest cũng dẫn đầu phân khúc của mình với khối động cơ Turbo dung tích lớn. Động cơ xe Mỹ được đánh giá mạnh mẽ và êm ái.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Đa phần xe Mỹ trang bị động cơ dung tích lớn hay động cơ cho hiệu suất cao hơn các xe cùng phân khúc
  • Thiết kế cơ bắp, hầm hố


Xét về kích thước khủng, thiết kế cơ bắp, hầm hố… thì xe châu Á và cả xe châu Âu đều phải nhường ngôi đầu cho xe Mỹ. Đây từ lâu đã trở thành một phong cách đặc trưng của xe ô tô Mỹ. Ngoại hình xe Mỹ không dừng lại ở kiểu mạnh mẽ tinh tế như xe châu Á hay châu Âu mà có phần cường điệu hoá, mang đến cảm giác dữ dội đầy nam tính.

  • Khung gầm, thân vỏ chắc chắn

Các hãng xe hơi Mỹ còn có thế mạnh lớn về hệ thống khung gầm, thân vỏ. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao xe oto Mỹ ở hệ thống khung gầm cứng cáp, vững chãi, mang đến khả năng ổn định cao.

Ở phân khúc phổ thông, nếu xe Hàn và một số mẫu xe Nhật giá rẻ thường bị chê là thân vỏ mỏng thì xe oto Mỹ vượt trội với phần thân vỏ dày dặn, chắc chắn hơn. Đây cũng là lý do vì sao xe Mỹ có trọng lượng khá nặng.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Xe oto Mỹ sở hữu khung gầm cứng cáp, vững chãi, thân vỏ dày dặn
  • Độ an toàn cao

Các hãng ô tô của Mỹ cũng chú trọng về mặt an toàn. Từ thiết kế khung gầm đến hệ thống công nghệ trang bị trên xe đều được đầu tư bài bản nhằm mang đến sự an toàn cao cho người sử dụng.

  • Sở trường là xe gầm cao và bán tải

Sở trường của xe ô tô Mỹ là dòng xe gầm cao SUV lẫn crossover và xe bán tải. Có lẽ là do những dòng xe này phù hợp với văn hoá người Mỹ, đa dụng, linh hoạt và đặc biệt là dễ thể hiện được chất phóng khoáng, hầm hố đặc trưng. Có thế mạnh về khung gầm, các mẫu xe gầm cao hay bán tải Mỹ thường rất linh hoạt, có thể di chuyển ở nhiều dạng địa hình khác nhau, off-road vượt trội, bám đường tốt.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Sở trường của xe ô tô Mỹ là dòng xe gầm cao SUV lẫn crossover và xe bán tải
  • Giá hợp lý


Ở phân khúc phổ thông, giá xe ô tô của Mỹ được đánh giá ở mức hợp lý, không siêu hấp dẫn như xe Hàn nhưng cũng không bị cao như xe Nhật. Ở các phân khúc cao hơn, xe ô tô Mỹ cũng thường thấp hơn xe châu Âu, xe Nhật cùng hạng.

Nhược điểm xe ô tô Mỹ

  • Bị dính nhiều “phốt” về lỗi sản xuất

Xe Mỹ, cụ thể là hãng Ford Việt Nam liên tục bị “dính phốt” về lỗi sản xuất như lỗi hộp số PowerShift, lỗi động cơ bị chảy dầu, lỗi sự cố bánh răng bơm dầu hộp số… Nhưng điều gây bức xúc lớn hơn là có nhiều trường hợp Ford Việt Nam không đưa ra được phương án xử lý thoả đáng cho các chủ xe bị lỗi. Đỉnh điểm là Ford Việt Nam từng bị kiện tập thể do lỗi hộp số vào năm 2018. Những “phốt” trên đã ảnh hưởng không ít đến hình ảnh của Ford nói riêng và xe Mỹ nói chung.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Ford Việt Nam liên tục bị “dính phốt” về lỗi sản xuất
  • Không kinh tế, thực dụng bằng xe châu Á

Về tiêu hao nhiên liệu, xe ô tô Mỹ không phải hao xăng nhưng khả năng tiết kiệm thường không bằng khi so với xe Nhật, xe Hàn cùng phân khúc. Nguyên nhân chủ yếu do xe ô tô Mỹ có phần khung gầm nặng, động cơ dung tích lớn nên mức tiêu thụ nhiên liệu thường cao hơn.

Về độ bền và ổn định, xe Nhật luôn được đánh giá rất cao. Nói vậy không có nghĩa là xe Mỹ không bền. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng, một số ý kiến cho rằng phong độ xe Mỹ không bằng xe Nhật, việc bảo dưỡng cũng phức tạp hơn.

Xe ô tô Nhật gần như đứng hạng nhất về khả năng giữ giá nên không chỉ xe Mỹ mà hầu hết các hãng xe đều không sánh được với xe Nhật ở mặt này. Nguyên nhân lớn nhất giúp xe Nhật giữ giá tốt đó là độ bền và sự ổn định cao sau thời gian dài sử dụng. Ở mặt này, xe Mỹ khó sánh được với xe Nhật.

Dễ thấy nhất là nhìn vào 2 mẫu xe “kỳ phùng địch thủ” là Toyota Fortuner của Nhật và Ford Everest của Mỹ. Có giá bán mới ngang nhau, mức độ phổ biến cũng “kẻ tám lạng người nửa cân” nhưng chiếc Everest cũ bị mất giá nhanh hơn xe Fortuner.

Nếu so về tính kinh tế, độ bền bỉ và ổn định thì xe ô tô Mỹ thường không được đánh giá cao bằng xe Nhật. Tuy nhiên, ở xe Mỹ người ta tìm thấy nhiều điểm mạnh mà các hãng khác khó thể thoả mãn được.

Xe oto Mỹ vẫn có tính thực tế của xe châu Á nhưng phóng khoáng hơn. Xe Mỹ có sự khoẻ khoắn vượt trội từ thiết kế, khung gầm đến vận hành. Nên mua xe Mỹ hay không sẽ tuỳ vào phong cách người mua. Nếu ưa thích một mẫu xe có ngoại hình đồ sộ, cơ bắp, di chuyển mạnh mẽ, vững chãi và chấp nhận được các điểm hạn chế trên thì xe Mỹ là lựa chọn rất phù hợp.

Các hãng xe ô tô của Mỹ


Ford

Ford Motor là nhà sản xuất ô tô đa quốc gia lớn thứ 2 tại Mỹ, nằm trong top 5 thế giới. Ngoài thương hiệu Ford, công ty Ford còn sở hữu thương hiệu xe hạng sang Lincoln. Đồng thời Ford cũng nắm giữ cổ phần của Aston Martin, Jiangling Motors. Trước đây Ford cũng từng sở hữu Jaguar, Land Rover và Volvo nhưng đã lần lượt bán đi. Mercury cũng là một thương hiệu cũ của Ford đã ngừng sản xuất vào năm 2011. Công ty Ford được thành lập vào năm 1903 bởi Henry Ford. Trụ sở chính hiện đặt tại Dearborn, Michigan, Detroit.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Ford Motor là nhà sản xuất ô tô đa quốc gia lớn thứ 2 tại Mỹ, nằm trong top 5 thế giới

Các mẫu xe Ford được phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam: EcoSport, Everest, Ranger, Tourneo, Transit.

Chevrolet – GM

General Motors Corporation (GM) là hãng sản xuất ô tô lớn nhất Hoa Kỳ, nằm trong top 5 của thế giới. General Motors được thành lập vào năm 1908, bởi William C. Durant. General sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như Chevrolet, Buick, Cadillac, GMC, Opel, Vauxhall, Holden…

Chevrolet được thành lập vào năm 1911 bởi Louis Chevrolet và William C. Durant. Đây là công ty con có lượng xe bán chạy nhất trong “đại gia đình” General Motors. Trụ sở chính của Chevrolet hiện đặt tại Detroit, Michigan, Hoa Kỳ.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Chevrolet là là công ty con có lượng xe bán chạy nhất của General Motors

Năm 2008, VinFast là mua lại toàn bộ hoạt động sản xuất và phân phối của General Motors tại Việt Nam, cụ thể là của Chevrolet. Đồng thời trở thành đối tác phân phối xe Chevrolet của GM tại Việt Nam.

Các mẫu xe Chevrolet hiện còn phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam: Trailblazer và Colorado.

Chrysler – Stellantis

Chrysler (Stellantis) là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 3 tại Mỹ (sau Ford và GM). Chrysler được thành lập vào năm 1925 bởi Walter Chrysler. Từ năm 2021, Chrysler đổi tên thành Stellantis sau khi hợp nhất Fiat Chrysler Automobiles và Peugeot SA. Ngoài thương hiệu Chrysler, công ty còn sở hữu nhiều thương hiệu khác như Dodge, Jeep và Ram. Trụ sở chính Chrysler đặt tại Auburn Hills, Michigan, Mỹ. Xe Chrysler hiện chưa được phân phối chính hãng tại Việt Nam.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Chrysler (Stellantis) là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 3 tại Mỹ

Các mẫu xe Chrysler đang được phân phối trên thị trường quốc tế: Chrysler Pacifica, Chrysler 300, Chrysler Voyager…

Jeep – Stellantis

Jeep là một thương hiệu ô tô của Stellantis (Chrysler). Từ lâu Jeep đã nổi tiếng toàn cầu với những mẫu xe thể thao đa dụng SUV lẫn crossover, đặc biệt là xe địa hình, xe bán tải. Jeep được thành lập vào năm 1943. Trụ sở chính đặt tại Toledo, Ohio, Mỹ. Hiện xe Jeep đã được phân phối chính hãng tại Việt Nam.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Jeep là thương hiệu xe thể thao đa dụng nổi tiếng toàn cầu

Các mẫu xe Jeep được phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam: Jeep Wrangler và Jeep Gladiator.

Cadillac – GM

Cadillac là một thương hiệu xe hạng sang của General Motors, đứng đầu tại Mỹ ở phần khúc này. Đây cũng là một trong những thương hiệu ô tô hạng sang đầu tiên trên thế giới. Cadillac được thành lập vào năm 1902. Trụ sở chính hiện đặt tại Warren, Michigan, Mỹ. Xe Cadillac chưa được phân phối chính hãng tại Việt Nam nhưng vẫn có mặt trên thị trường dưới dạng xe nhập khẩu tư nhân từ Mỹ.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Cadillac là một thương hiệu xe hạng sang hàng đầu tại Mỹ

Các mẫu xe Cadillac đang được phân phối trên thị trường quốc tế: Cadillac Escalade, Cadillac ATS, Cadillac CT6, Cadillac XT5, Cadillac XTS, Cadillac CTS…

Dodge – Stellantis

Dodge là một thương hiệu xe hiệu suất cao của Stellantis (Chrysler). Dodge được thành lập vào năm 1900 bởi 2 anh em John Francis Dodge & Horace Elgin Dodge. Trụ sở chính hiện đặt tại Auburn Hills, Michigan, Mỹ. Các mẫu xe của Dodge hiện chưa được phân phối chính hãng tại Việt Nam.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Dodge là một thương hiệu xe hiệu suất cao của Stellantis

Các mẫu xe Dodge đang được phân phối trên thị trường quốc tế: Dodge Charger, Dodge Challenger, Dodge Durango…

Lincoln – Ford

Lincoln là một thương hiệu xe hạng sang của Ford, cạnh tranh quyết liệt với Cadillac của General Motors. Lincoln được thành lập vào năm 1917 bởi Henry M. Leland. Hãng xe đặt theo tên của Abraham Lincoln – tổng thống thứ 16 của Mỹ. Trụ sở chính Lincoln đặt tại Dearborn, Michigan, Mỹ. Xe Lincoln hiện chưa được phân phối chính hãng tại Việt Nam nhưng vẫn có mặt trên thị trường dưới dạng xe nhập khẩu tư nhân từ Mỹ.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Lincoln là một thương hiệu xe hạng sang của Ford, cạnh tranh quyết liệt với Cadillac

Các mẫu xe Lincoln đang được phân phối trên thị trường quốc tế: Lincoln Navigator, Lincoln Aviator, Lincoln Nautilus, Lincoln Corsair, Lincoln Continental, Lincoln MKZ…

Buick – GM

Buick là một thương hiệu xe hạng sang của General Motors (GM). Buick được thành lập vào năm 1899 bởi David Dunbar Buick. Trụ sở chính Buick đặt tại Detroit, Michigan, Mỹ. Các mẫu xe của Buick hiện chưa được phân phối chính hãng tại Việt Nam.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Buick là một thương hiệu xe hạng sang của General Motors

Các mẫu xe Buick đang được phân phối trên thị trường quốc tế: Buick Encore, Buick Envision, Buick Enclave…

Hummer (GMC) – GM

Hummer (GMC) là thương hiệu xe tải và SUV của General Motors. Hummer được thành lập vào năm 1992 bởi AM General. Sau đó, AM General bán Hummer lại cho General Motors. Xe GMC hiện chưa được phân phối chính hãng tại Việt Nam nhưng vẫn có mặt trên thị trường dưới dạng xe nhập khẩu tư nhân từ Mỹ.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Hummer (GMC) là thương hiệu xe tải và SUV của General Motors

Các mẫu xe GMC và Hummer đang được phân phối trên thị trường quốc tế: GMC Terrain, GMC Acadia, GMC Yukon, GMC Canyon, GMC Sierra 1500, Hummer EV, Hummer H1 Alpha…

Ram – Stellantis

Ram là một thương hiệu xe bán tải của Stellantis (Chrysler). Tên Ram được sử dụng lần đầu vào năm 1980. Các mẫu xe Ram đang được phân phối trên thị trường quốc tế: Ram 1500, Ram 2500, Ram 3500…

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Ram là một thương hiệu xe bán tải của Stellantis

Tesla

Tesla là công ty chuyên thiết kế, sản xuất và phân phối xe ô tô điện, các linh kiện cho xe điện lớn nhất tại Mỹ. Tesla nổi tiếng thế giới khi cho ra mắt chiếc Tesla Roadster – mẫu xe thể thao đầu tiên chạy hoàn toàn bằng điện. Công ty Tesla được thành lập vào năm 2003 bởi Elon Musk. Trụ sở chính hiện đặt tại Palo Alto, California, Mỹ.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Tesla là công ty chuyên thiết kế, sản xuất và phân phối xe ô tô điện lớn nhất tại Mỹ

Các mẫu xe Tesla đang được phân phối trên thị trường quốc tế: Tesla Model S, Tesla Model 3, Tesla Model X, Tesla Model Y.

So sánh xe Mỹ và xe Nhật, Đức


So sánh xe Mỹ và xe Nhật

Xe ô tô Mỹ và xe Nhật theo 2 phong cách khác nhau. Xe Nhật lấy chất lượng, tính kinh tế và độ tin cậy làm những giá trị thế mạnh của mình. Trong khi đó xe Mỹ tập trung nhiều vào cá tính và trải nghiệm.

Ở xe Nhật, để kinh tế người ta chỉ trang bị động cơ và khung gầm “đủ dùng”. Trong khi xe Mỹ luôn hướng đến sự mạnh mẽ bằng những khối động cơ dung tích lớn, khung gầm “khủng”. Thiết kế xe Nhật trung tính, thanh lịch kiểu châu Á, còn xe Mỹ thì phóng khoáng, cơ bắp và hầm hố.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Xe ô tô Nhật được đánh giá kinh tế và ổn định hơn

Riêng về độ tin cậy và ổn định, xe Mỹ phải “nhường” xe Nhật một bậc. Xe Nhật được đánh giá cao về độ bền, ổn định và độ tin cậy. Còn với xe Mỹ, những năm gần xe đây hãng xe Ford hàng đầu của Mỹ gặp khá nhiều rắc rối về lỗi sản xuất, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh.

So sánh xe Mỹ và xe Hàn

Cũng như xe Nhật, xe ô tô Mỹ khi so sánh với xe Hàn có sự khác biệt lớn về phong cách. Xe Hàn chú trọng kinh tế và thực dụng cao, trong khi xe Mỹ có sự hào phóng hơn. So với xe Hàn, xe Mỹ được đánh giá cao ở phần khung gầm, thân vỏ cùng khả năng vận hành cứng cáp, chắc chắn.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Xe Hàn chú trọng kinh tế và thực dụng cao

So sánh xe Mỹ và xe Đức

Xe hơi Mỹ và xe Đức đi theo trường phái khác nhau dù độ phóng khoáng đều cao hơn xe châu Á. Xe hơi Mỹ mang phong cách hoang dã hơn, cơ bắp, hầm hố và vẫn có chất thực dụng. Trong khi đó, xe Đức nói riêng và xe châu Âu nói chung lại tập trung hoàn toàn vào trải nghiệm xa hoa, lộng lẫy, công nghệ dẫn đầu và bất chấp giá bán đắt đỏ.

Xe Mỹ: Ưu nhược điểm các hãng ô tô của Mỹ, có nên mua xe Mỹ không?
Xe Đức nói riêng và xe châu Âu nói chung lại tập trung vào trải nghiệm cao cấp

Vũ Phong


Câu hỏi thường gặp về xe hơi Mỹ

?  Giá ô tô tại Mỹ bao nhiêu?

Trả lời: Để biết rõ giá xe ô tô tại Mỹ bạn có thể tham khảo giá xe một số mẫu xe được ưa chuộng tại Việt Nam theo bảng giá xe hơi tại Mỹ mới nhất như: Toyota Camry giá tại Mỹ từ 26.370 USD (tương đương 611 triệu đồng), Mazda 3 giá tại Mỹ từ 22.420 USD (tương đương 520 triệu đồng), Mercedes C-Class giá tại Mỹ từ 41.400 USD (tương đương 958 triệu đồng)…

?  Xe ô tô nhập khẩu từ Mỹ có đắt không?

Trả lời: Hiện nay, đa phần xe ô tô nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam theo dạng nhập khẩu tư nhân. Với dạng này, giá lăn bánh khá cao do phải chịu chi phí vận chuyển cùng nhiều loại thuế phí. Ví dụ như Toyota Camry nhập Mỹ hiện có giá hơn 2,5 tỷ đồng, giá Honda Accord nhập Mỹ cũng tương đương.

?  Các hãng xe nổi tiếng của Mỹ?

Trả lời: Các hãng xe ô tô nổi tiếng của Mỹ có thể kể đến: Ford (có thương hiệu Ford, Lincoln), General Motors (có thương hiệu Chevrolet, Buick, Cadillac, GMC, Opel, Vauxhall, Holden…), Stellantis – Chrysler cũ (có thương hiệu Dodge, Jeep, Ram…), Tesla…

?  Người Mỹ đi xe gì?

Trả lời: Các mẫu xe được ưa chuộng tại Mỹ gồm có: Ford F-series, Ram Truck, Chevrolet Silverado, Toyota RAV4, Honda CR-V, Nissan Rogue, Chevrolet Equinox ,Toyota Camry, Honda Civic, Toyota Corolla…

?  Các mẫu xe cơ bắp Mỹ giá rẻ đáng mua?

Trả lời: Một số mẫu xe cơ bắp Mỹ giá rẻ khá “hot” hiện nay có thể kể đến: Chevrolet Corvette C8, Dodge Challenger SRT Hellcat Widebody, Dodge Challenger…


TIN LIÊN QUAN

Review Trải nghiệm Mazda CX-3: dấu chấm hết có thêm dấu chấm hết?

Đây là review về Trải nghiệm Mazda CX-3: dấu chấm hết có thêm dấu chấm hết? của mình. Mình mua nó với giá 719.000.000đ. Hi vọng phần review sẽ hữu ích cho bạn nào muốn mua nhé, nếu bạn có câu hỏi gì thì hãy comment vô bài này nha.…

Xem chi tiết: Review Trải nghiệm Mazda CX-3: dấu chấm hết có thêm dấu chấm hết?

Helicron - xe ôtô cổ quái gần 90 tuổi, sử dụng công nghệ máy bay

Helicron là một trong những chiếc xe ôtô có thiết kế độc nhất vô nhị ra đời ở thập niên 1930 của thế kỷ trước. Đáng chú ý chính là việc nó được sử dụng công nghệ máy bay để lăn bánh.

Xem chi tiết: Helicron - xe ôtô cổ quái gần 90 tuổi, sử dụng công nghệ máy bay

5 giá trị cốt lõi của ô tô Honda mà bạn cần biết

Năm tài chính 2021 (từ 04/2020 đến 03/2021) tiếp tục ghi nhận những nỗ lực không ngừng của HVN nhằm tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng khách hàng về các giá trị cốt lõi của thương hiệu Honda trong lĩnh vực ô tô: "Thiết kế thể thao – Vận hành mạnh mẽ - Công nghệ tiên tiến – Thân thiện với môi trường – An toàn vượt trội".

Xem chi tiết: 5 giá trị cốt lõi của ô tô Honda mà bạn cần biết

Lộ ảnh Bugatti Veyron thứ 2 về Việt Nam, ngoại thất 2 màu, giá bán vẫn là ẩn số

Chiếc Bugatti Veyron thứ 2 đang trên đường về Việt Nam vừa được một đại lý siêu xe “nhá hàng”. Bugatti Veyron thứ 2 sở hữu 2 tông màu, khác với chiếc của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Bugatti Veyron thứ 2 sẽ về Việt Nam bởi một doanh nghiệp…

Xem chi tiết: Lộ ảnh Bugatti Veyron thứ 2 về Việt Nam, ngoại thất 2 màu, giá bán vẫn là ẩn số

MG HS "đại hạ giá" kỷ lục, tới 140 triệu đồng tại Việt Nam

Chỉ 3 tháng sau khi được điều chỉnh giá bán, mẫu xe MG HS tại Việt Nam tiếp tục hạ giá tới 140 triệu đồng để kéo khách, đồng thời không quên có thêm ưu đãi để chạy đua trong mùa giảm giá.

Xem chi tiết: MG HS "đại hạ giá" kỷ lục, tới 140 triệu đồng tại Việt Nam

BMW 4 Series Gran Coupe hoàn toàn mới ra mắt: rộng rãi hơn, hiện đại hơn

Sau dòng 3 và dòng 4 hai cửa, BMW hôm nay mới tung ra phiên bản hoàn toàn mới của chiếc 4 Series với 4 cửa, kiểu dáng thể thao. Chiếc 4 Gran Coupe của năm 2022 sở hữu cụm lưới tản nhiệt to và rộng theo thiết kế mới…

Xem chi tiết: BMW 4 Series Gran Coupe hoàn toàn mới ra mắt: rộng rãi hơn, hiện đại hơn

10 mẫu ôtô ít khách nhất tháng 5

Bên cạnh những mẫu xe tiền tỷ vốn không dành cho số đông như Toyota Land Cruiser, Prado, Alphard, thì những mẫu phổ thông như Suzuki Ciaz, Kia Rondo tiếp tục kén khách.

Xem chi tiết: 10 mẫu ôtô ít khách nhất tháng 5

Suzuki Việt nam hỗ trợ khách hàng mua xe mùa đại dịch Covid-19

Suzuki Việt Nam sẽ tặng phiếu nhiên liệu hoặc hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho tất cả các khách hàng mua xe du lịch và thương mại hoàn thành thủ tục đăng ký từ 10/6/2021 – 30/6/2021.

Xem chi tiết: Suzuki Việt nam hỗ trợ khách hàng mua xe mùa đại dịch Covid-19

2022 BMW 4 Series Gran Coupe chính thức lộ diện, ra mắt tại Úc cuối năm 2021

Cadillac Escalade 2021 đầu tiên về Việt Nam, giá bán chưa công bố

Bán tải Ford Maverick được ra mắt - đối thủ của Hyundai Santa Cruz

Thương hiệu ô tô Trung Quốc nào sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt?

Toyota Việt Nam ra mắt đại lý tại Bến Tre

Giới hạn chiều rộng và chiều dài hàng hóa của xe khi tham gia giao thông

Xuất hiện VinFast Lux A2.0 độ cực KHỦNG, thiết kế lạ, hầm hố như siêu xe

Chi tiết chiếc Vinfast lux A2.0 phiên bản người dơi, “cực phẩm trong cực phẩm” gây chấn động CĐM từ Phi Long Auto

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất