Tại Việt Nam, không nhiều dòng xe hơi cổ điển nào ghi đậm dấu ấn trong lòng người dân như Citroen Traction Avant. Được người Pháp đem vào trong thời kỳ xâm lược Đông Dương, những chiếc Traction Avant đã được dân Việt phiên âm tên gọi là “Tắc-xông” và từng một thời gắn liền với hình ảnh các đô thị lớn như Hà Nội hay Sài Gòn. Tuy nhiên ít ai biết rằng trên thực tế, Traction Avant trên thực tế không phải là tên thật của dòng xe cổ này.

Siêu xe” Traction Avant được sản xuất bởi hãng xe hơi Pháp – Citroen từ 1934 đến 1957. Trong khoảng 23 năm, có tất cả 760.000 xe được sản xuất.
Được sản xuất từ năm 1934 cho tới 1957, dòng xe này vốn được nhà sản xuất Pháp đặt tên theo sức mạnh của động cơ với cú pháp (công suất tối đa) CV. Ở các phiên bản đầu tiên, Traction Avant vốn chỉ có động cơ mạnh 7 mã lực, chính vì vậy nó có tên gọi 7CV. Sau đó dòng xe dần được nâng cấp lên các loại động cơ 4 và 6 xi-lanh với dung tích cao hơn, dẫn tới các tên gọi tương ứng như 9CV, 11CV, 16CV…
Tuy nhiên cách đặt tên này có một nhược điểm đó là sẽ thay đổi liên tục với mỗi lần động cơ được nâng cấp. Chính vì vậy Traction Avant (có nghĩa là lực kéo ở phía trước) đã dần trở thành cái tên được nhiều người biết đến bởi nó nói lên đặc điểm nổi bật nhất của dòng xe này.

Xe sử dụng 4 cửa với ghế ngồi rung lên như một chiếc xe mui trần.
Chiếc Traction Avant được xưng tụng là kẻ tiên phong trong việc đưa một thân máy đơn khối không có khung riêng biệt, sử dụng hệ thống treo độc lập bốn bánh và ổ bánh trước.
Chiếc Traction Avant sử dụng theo nguyên lý bố trí bánh xe phía trước, với động cơ được đặt trong trục cơ sở, việc này sẽ giảm phân trọng lượng của xe và giúp cho các đặc tính xử lý tiên tiến của xe trở lên trơn tru.
Sự thay đổi bánh răng được đặt trong bảng điều khiển, với đòn bẩy nhô ra thông qua một cổng thẳng đứng hình chữ H, nhiều người ví xe giống như một con bọ đầy sang chảnh.

Chính nhờ cấu trúc thân xe liền khối thay vì đặt trên khung hình thang như những chiếc xe trước đó, Traction Avant đã có được kiểu dáng thấp, rộng và thanh lịch đặc trưng. Sự tinh tế, kiêu sa của chiếc xe thậm chí đã khiến nó còn được biết đến với một biệt danh khác ở Pháp là “Reine de la Route” (Nữ hoàng trên đường). Đặc biệt với hệ khung này, Traction Avant cũng có độ an toàn cao hơn nhiều so với những chiếc xe cùng thời trong tình huống xảy ra va chạm.
Việc lắp ráp Traction Avant được lấy cảm hứng từ sự kết hợp giữa hai hãng Yacco và Citroen. Do đó, xe đã sử dụng các thành phần của máy bay trực thăng Alouette II. Bình xăng của xe được chế tạo đặc biệt và chỗ ngồi nhỏ gọn cũng dựa theo máy bay cánh quay.

Với những giải pháp kỹ thuật đi trước thời đại, chi phí để Citroen phát triển Traction Avant cao tới nỗi dòng xe này đã góp phần không nhỏ vào việc khiến hãng bị phá sản vào cuối năm 1934. Tuy nhiên sau đó dưới quyền sở hữu của Michelin cho tới năm 1976, dòng xe này đã dần đem lại thành công và trở thành một trong những biểu tượng của Citroen. T

Trước đây, một số lượng không nhỏ Traction Avant đã được đưa vào Việt Nam bởi người Pháp, nối tiếp sau đó là người Mỹ. Tuy nhiên qua thời gian, số lượng những chiếc xe thuộc dòng này đang ngày càng ít hơn bởi bị xuống cấp dần theo năm tháng, cũng như rơi vào tay những chủ nhân không hiểu rõ về giá trị của chúng. Chính vì vậy, hiện tại không còn nhiều những chiếc Traction Avant ở trong tình trạng tốt, được phục chế hoàn hảo tại Việt Nam.

Citroen Traction Avant được thử nghiệm mẫu 6 xi lanh 2876c tại Triển lãm Ô tô Paris năm 1955. Đây được coi là một dấu mốc nâng cấp về động cơ của xe.
Chiếc xe đời 1952 trong bài viết này là một trong số ít như vậy. Được một người chơi xe tại Đà Nẵng phục chế lại một cách cẩn thận và tâm huyết, nó đã “hồi xuân” trở lại vẻ đẹp kiêu sa, tinh tế nổi tiếng một thời từ bên trong tới bên ngoài. Đổi lại, chiếc xe có mức giá lên tới 1,2 tỷ đồng – đắt không kém những dòng ô tô tương đối cao cấp đời mới nhất hiện tại.


Ảnh: Lê Đoàn Quốc Hưng
Nguồn : xedoisong
Hoang Long