Các dòng xe CX của Mazda hiện “tham chiến” trong phân khúc SUV với tổng cộng 4 dòng sản phẩm là: CX-3, CX-5, CX-8 và CX-30. Trong đó, CX-3 và CX-30 là 2 tân binh mới vừa được trình làng khách hàng Việt vào cuối tháng 4/2021.
1. Mazda CX-3
Mazda CX-3 vừa được ra mắt thị trường Việt vào ngày 20/4 vừa qua, xe nhập khẩu từ Thái và phân phối với 3 phiên bản có giá bán và chi phí lăn bánh như sau:
Gia nhập thị trường Việt, Mazda CX-3 là dòng xe cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như Hyundai Kona, Ford EcoSport… Hiện tại, Mazda CX-3 mang lại 5 tùy chọn màu sơn ngoại thất là trắng, đỏ, xám, nâu và xám xanh.
Mazda CX-3 với thiết kế tương tự dòng Mazda2
Được phát triển từ mẫu Mazda2, Mazda CX-3 vì thế sở hữu không gian nội thất có lối bố trí và trang bị tương tự với bảng tablo nằm ngang có màn hình 7 inch, cụm đồng hồ tốc độ gồm cụm analog nằm giữa 2 màn hình, vô-lăng kiểu 3 chấu được tích hợp các nút bấm tiện lợi và lẫy chuyển số. Ngoài ra, mẫu xe còn được trang bị màn hình HUD, bảng táp – lô tiết giảm tốt sự xuất hiện của các nút bấm cơ học, gọn gàng, tối giản và dễ làm quen.
Khoang cabin trên Mazda CX-3
Một trong những nhược điểm thể hiện trong khoang nội thất của tân binh mới là không có cửa gió điều hòa cho hàng ghế sau, và hệ thống điều hòa vẫn chỉ được điều khiển thông qua các núm xoay cỡ lớn, trông khá lạc hậu. Tuy nhiên với không gian nội thất khá nhỏ thì khả năng làm mát của hệ thống này là khá nhanh chóng và đều.
Ghế ngồi trên các bản tiêu chuẩn sử dụng chất liệu bọc da pha nỉ, trên các biến thể cao hơn sử dụng chất liệu da cao cấp. Riêng trên biến thể cao cấp nhất là Premium nổi bật hơn khi có ghế lái tích hợp tính năng nhớ vị trí.
Với chiều dài trục cơ sở đạt 2.570mm, không gian hàng ghế sau của Mazda CX-3 được đánh giá là khá chật chội nếu ngồi đủ 3 người lớn, gây bất tiện cho những chuyến đi xa. Đây cũng là một trong những nhược điểm cố hữu trên dòng Mazda2.
Nhìn chung, danh sách trang bị tiện nghi trên tân binh này vừa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình với: Màn hình cảm ứng 7 inch, âm thanh 6 loa, đầu CD, DVD, kết nối AM/FM, USB, Bluetooth, Apple Carplay, Android Auto, hệ thống chìa khóa thông minh và khởi động bằng nút bấm.
Danh sách an toàn của CX-3 thuộc diện tốt trong phân khúc với các tính năng thông minh trong gói i-Activsense. Hãng xe Nhật trang bị cho mẫu xe này 3 đèn pha thích ứng, hỗ trợ phanh thông minh (SCBS), cảnh báo điểm mù, cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi và cảnh báo người lái mất tập trung.
Mazda CX-3 được cung cấp sức mạnh bởi động cơ xăng 1.5L tương tự Mazda2, công suất tối đa 110 mã lực cùng mô-men xoắn cực đại 144Nm, đi kèm là hộp số tự động 6 cấp, chế độ lái Sport và hệ thống kiểm soát gia tốc.
2. Mazda CX-30
Mazda CX-30 là tân binh hoàn toàn mới, vừa gia nhập thị trường Việt vào ngày 20/4 vừa qua cùng với Mazda CX-3. Xe được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan với 2 phiên bản, gồm 2.0L Premium và 2.0L Luxury, giá niêm yết và chi phí lăn bánh như sau:
Tại thị trường Việt Nam, Mazda CX-30 định vị dưới dòng CX-5, là đối thủ cạnh tranh cùng những cái tên như: Kia Seltos, Honda HR-V, Toyota Corolla Cross.
CX-30 được định vị giữa CX-3 và CX-5
CX-30 có kích thước tổng thể DxRxC lần lượt là 4.395 x 1.795 x 1.540 mm, trục cơ sở dài 2.655 mm, nhỉnh hơn 14 mm so với đối thủ Toyota Corolla Cross, mang lại không gian hàng ghế sau khá rộng rãi và thoải mái. Ngoài ra, hàng ghế sau còn được tích hợp 3 tựa đầu, bệ tỳ tay cỡ lớn và cửa gió điều hoà phục vụ riêng.
Nội thất CX-30 gần như được bê nguyên xi từ Mazda3 với các trang bị như: Vô-lăng 3 chấu mảnh kiểu mới, đồng hồ analog kết hợp màn hình 7 inch, màn hình trung tâm dạng dài 8,8 inch, kết nối Apple CarPlay/Android Auto, ghế lái chỉnh điện nhớ 2 vị trí, điều hòa tự động 2 vùng, phanh đỗ điện tử, màn hình hắt kính HUD, 8 loa âm thanh, cốp mở điện.
Nội thất CX-30 gần như được bê nguyên xi từ Mazda3
CX-30 dùng động cơ xăng SkyActiv-G 4 xy-lanh dung tích 2 lít, cho công suất 153 mã lực và mô-men xoắn 200 Nm, kết hợp số tự động 6 cấp và hệ dẫn động cầu trước. Xe có chế độ lái Sport mamg lại cảm giác phấn khích cho người cầm lái.
Trang bị an toàn trên CX-30 khá đầy đủ với các hệ thống trợ phanh, cân bằng điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc… và 7 túi khí. Xe còn có gói trang bị gói an toàn i-Activesense dành cho bản cao cấp với các tính năng như: đèn pha/cốt tự động, hỗ trợ phanh thông minh, cảnh báo điểm mù, báo phương tiện cắt ngang phía sau, báo lệch làn và hỗ trợ giữ làn đường hay ga tự động.
3. Mazda CX-5
Xem thêm: Đánh giá sơ bộ xe Mazda CX-5 2020
Mazda CX-5 phiên bản hiện hành là thế hệ thứ 6.5, hiện cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như Honda CR-V, Hyundai Tucson… Hiện tại, so với các đối thủ trong phân khúc thì đây là mẫu xe có nhiều tùy chọn phiên bản nhất:
Mazda CX-5 ứng dụng ngôn ngữ thiết kế KODO với diện mạo trẻ trung, đầu xe gây ấn tượng với lưới tản nhiệt tổ ong mở rộng, đi kèm là hệ thống đèn LED định vị. Xe có kích thước tổng thể dài x rộng x cao lần lượt là 4.550 x 1.840 x 1.680 (mm) chiều dài cơ sở 2700 mm và khoảng sáng gầm đạt 200mm.
Mazda CX-5 với ngôn ngữ thiết kế KODO
Trang bị giải trí trên Mazda CX-5 gồm có: Màn hình cảm ứng 7 inch, hệ thống âm thanh 10 loa Bose (bản 2.5L) và 6 loa (bản 2.0L); khả năng kết nối USB/ AUX/ Bluetooth. Hệ thống điều hòa trên xe là loại tự động 2 vùng độc lập, có cửa gió phía sau; cửa sổ trời hiện đại và hệ thống dẫn đường, định vị tiện ích, bản 2.5L Signature Premium có thêm màn hình hiển thị thông tin HUD.
Khoang lái trên CX-5
Về mặt an toàn, Mazda CX-5 có gói trang bị i-Activsense tương tự CX-8 bao gồm các công nghệ an toàn như: Cảnh báo điểm mù BSM, cảnh báo chệch làn đường LDWS, cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi RCTA, camera 360 độ.
CX-5 có 2 phiên bản động cơ là SkyActiv 2.0L và 2.5L. Bản 2.0L sản sinh công suất tối đa 188 mã lực cùng mô men xoắn cực đại 200Nm, kết hợp hộp số AT 6 cấp và hệ thống dẫn cầu động trước. Trong khi đó bản 2.5L sản sinh công suất tối đa 188 mã lực cùng mô men xoắn cực đại 251 Nm. Sức mạnh này được truyền tới tất cả các bánh thông qua hộp số tự động 6 cấp.
4. Mazda CX-8
Xem thêm: Đánh giá sơ bộ Mazda CX-8 2021
Mazda CX-8 được phân phối tại Việt Nam với ba phiên bản là Premium, Luxury và Deluxe, cạnh tranh cùng Hyundai SantaFe, Kia Sorento và Toyota Fortuner. Chi tiết giá bán và chi phí lăn bánh các phiên bản của CX-8 như sau:
CX-8 sở hữu ngoại hình tương tự CX-5 nhưng tạo khác biệt ở một số chi tiết, chẳng hạn như thiết kế lưới tản nhiệt dạng thanh ngang mạ chrome thay vì dạng tổ ong. Xe sử dụng hệ thống đèn Full-LED.
CX-8 là dòng SUV 7 chỗ cạnh tranh cùng Hyundai SantaFe, Kia Sorento và Toyota Fortuner.
Mazda CX-8 có kích thước tổng thể là 4.900 x 1.840 x 1.690 mm, chiều dài cơ sở 2.930 mm, mang lại không gian nội thất rộng rãi bậc nhất phân khúc. Nhờ vậy nên không gian ở hàng ghế thứ 3 thực sự mang lại cảm giác thoải mái và phù hợp cho cả người lớn thay vì vốn chỉ có thể sử dụng cho trẻ em như trên các đối thủ.
Với mức giá bán đắt đỏ, Mazda CX-8 trang bị đầy ắp công nghệ và tạo điểm nhấn vượt trội so với các mẫu khác trong phân khúc với hệ thống điều hòa không khí tự động 3 vùng độc lập, dàn âm thanh Bose 10 loa. Ngoài ra còn có: Hệ thống Mazda Connect, Mmn hình cảm ứng 7 inch, định vị GPS, đầu DVD, MP3, Radio, kết nối Apple Carplay và Android Auto, điện thoại thông minh, AUX, USB, Bluetooth.
Mazda CX-8 trang bị đầy ắp công nghệ
CX-8 được trang bị gói an toàn cao cấp I-ACTIVSENSE với các tính năng như: Cảnh báo điểm mù, cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi, cảnh báo chệch làn đường, hỗ trợ giữ làn đường, điều khiển hành trình tích hợp radar, hỗ trợ phanh thông minh, camera 360, hỗ trợ phanh thông minh trong thành phố phía trước/sau, nhắc nhở người lái nghỉ ngơi nếu lái xe liên tục trên hai tiếng, hoặc lái xe trên 20 phút với vận tốc trên 65 km/h)…
Cung cấp sức mạnh cho Mazda CX-8 là động cơ diesel 2.5L với công suất 188 mã lực và mô-men xoắn cực đại tại 252Nm, kết hợp với hộp số tự động 6 cấp và hệ dẫn động cầu trước, riêng bản bản CX-8 Premium AWD được trang bị hệ dẫn động 2 cầu.
Xem thêm tin tức các dòng xe khác:
Toyota Fortuner
Hyundai SantaFe
Kia Seltos