Với một số lỗi vi phạm giao thông, người lái xe sẽ bị tạm giữ phương tiện. Vậy thời hạn tạm giữ xe tối đa là bao lâu?

Với một số lỗi vi phạm giao thông, người lái xe sẽ bị tạm giữ phương tiện. Vậy thời hạn tạm giữ xe tối đa là bao lâu?





Thời hạn tạm giữ xe tối đa là bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Phương tiện, Vi phạm giao thông, tạm giữ phương tiện, Luật xử lý vi phạm hành chính
Thời hạn tạm giữ xe tối đa không quá 30 ngày. Ảnh: Cao Huân


Quy trình tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu phương tiện vi phạm hành chính sẽ có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Theo đó, quy trình tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính được quy định như sau:

– Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì Thủ trưởng trực tiếp của Cảnh sát giao thông phải tạm giữ ngay phương tiện vi phạm hành chính.

– Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo Thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính để xem xét ra quyết định tạm giữ.


Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ. Đồng thời theo quy định, mọi trường hợp tạm giữ phương tiện phải được lập thành biên bản.

Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 2 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 2 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 1 bản, người vi phạm giữ 1 bản.

Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản phương tiện đó. Trong trường hợp phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.


TIN LIÊN QUAN

Xôn xao clip nam thanh niên vi phạm giao thông cầm mã tấu dọa chém CSGT

Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, khi bị các chiến sĩ CSGT dừng xe yêu cầu kiểm tra, nam thanh niên đã rút mã tấu đe dọa chém CSGT để người đi cùng phóng xe bỏ chạy.

Xem chi tiết: Xôn xao clip nam thanh niên vi phạm giao thông cầm mã tấu dọa chém CSGT

Các trường hợp được chi trả bởi bảo hiểm vật chất xe ôtô

Bảo hiểm vật chất xe ôtô là gói bảo hiểm không bắt buộc khi mua xe. Tuy nhiên nó lại là một trong những gói bảo hiểm quan trọng, giúp chủ xe cảm thấy yên tâm hơn trong suốt quá trình sử dụng.

Xem chi tiết: Các trường hợp được chi trả bởi bảo hiểm vật chất xe ôtô

Đi xe trên vỉa hè có thể bị tước giấy phép lái xe

Đi xe trên vỉa hè là hành vi trái quy định pháp luật, gây mất mỹ quan đô thị, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đối với người đi bộ.

Xem chi tiết: Đi xe trên vỉa hè có thể bị tước giấy phép lái xe

Năm 2021, dừng đỗ xe máy sai quy định bị phạt đến 5 triệu đồng

Mức phạt đối với hành vi dừng đỗ xe máy không đúng quy định được nêu rõ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Xem chi tiết: Năm 2021, dừng đỗ xe máy sai quy định bị phạt đến 5 triệu đồng

Những lỗi vi phạm nào sẽ bị tạm giữ ôtô?

Ngoài việc bị xử phạt hành chính khi vi phạm giao thông, người điều khiển xe còn có thể bị tạm giữ phương tiện để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

Xem chi tiết: Những lỗi vi phạm nào sẽ bị tạm giữ ôtô?

Thực hư chậm nộp phạt vi phạm giao thông khó lấy lại được bằng lái xe

Không nộp phạt vi phạm giao thông đúng hạn vẫn có thể được lấy lại giấy phép lái xe. Tuy nhiên, người vi phạm phải nộp thêm tiền chậm nộp phạt.

Xem chi tiết: Thực hư chậm nộp phạt vi phạm giao thông khó lấy lại được bằng lái xe

Những trường hợp bị xử lý hình sự khi vi phạm quy định giao thông đường bộ

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Xem chi tiết: Những trường hợp bị xử lý hình sự khi vi phạm quy định giao thông đường bộ

Những điều kiện đảm bảo phương tiện được lưu thông trên đường

Theo Khoản 17 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Theo đó, điều kiện để phương tiện được lưu thông trên đường cụ thể như sau.

Xem chi tiết: Những điều kiện đảm bảo phương tiện được lưu thông trên đường

Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Không nhường đường cho xe ưu tiên bị phạt đến 5 triệu đồng

Chở quá số người quy định, chủ xe có thể bị phạt đến 80 triệu đồng

Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe ngay cả khi không vi phạm luật giao thông?

Năm 2021, nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?

Chậm nộp phạt vi phạm giao thông có phải đóng thêm tiền không?

Loạt lỗi vi phạm giao thông khiến xe ôtô bị tạm giữ

3 lỗi vi phạm cực dễ mắc phải khi tham gia giao thông

Bài viết khác

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất