Khi cả thị trường nghĩ tới một năm thất bát vì dịch bệnh thì chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ xuất hiện, khiến mọi thứ quay đầu.

Tháng 10, nguồn tin của Toyota Việt Nam cho biết hãng này nhận tới 4.000 đơn hàng cho Vios, giao được 3.443 chiếc, tức chỉ đáp ứng được khoảng 86%. So với tháng 9, doanh số Vios tháng 10 tăng hơn 500 xe. Số đơn hàng vượt qua cả mục tiêu của hãng, thậm chí một vài nhân viên ở bộ phận làm kế hoạch bán hàng phải thốt lên “không hiểu vì sao Vios bán chạy thế”. Thực tế, đại lý cho biết, khách đang cố mua xe trong 2020 để tận dụng 50% lệ phí trước bạ nên đơn hàng tăng vọt.Ở một phân khúc xa xỉ hơn, đắt gấp 3-4 lần Vios là Mercedes GLC, mẫu xe sang lắp ráp trong nước cũng đang cháy hàng. Vài tháng trước, người có nhu cầu mua xe hỏi nhau khi nào thì hãng giảm giá nhiều nhất, nhưng một tháng qua, câu cửa miệng chuyển thành “bao giờ nhận được xe”. Nhiều khách hàng thậm chí đổi màu, đổi phiên bản chỉ để được nhận xe trong 2020, trước khi mức giảm lệ phí trước bạ 50% hết hiệu lực.

Đầu năm vắng khách, cuối năm ồ ạt

Đức Huy

GLC đang là dòng xe thiếu nguồn cung. Ảnh: MBVToyota, Mercedes hay nhiều hãng có xe lắp ráp từ bình dân tới hạng sang ở Việt Nam đang hưởng lợi nhờ chính sách của Chính phủ. Hồi đầu năm, khi Covid-19 mởi ở giai đoạn 1, các hãng đã kêu khó, dự đoán cho một năm kinh doanh bết bát. Hết nửa đầu năm, doanh số toàn thị trường giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái, theo VAMA. Các hãng dự đoán cả năm sẽ mất khoảng 15-20% lương bán so với 2019, và cầu cứu Chính phủ.Cuối tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Nghị định 70 quy định mức thu lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% trong 2020, hiệu lực 28/6-31/12. Tức là với ôtô con, khách hàng Hà Nội chỉ phải trả 6% lệ phí trước bạ, trong khi ở TP HCM là 5%.Giảm trước bạ là chính sách được các chuyên gia đánh giá là rất hiệu quả, bởi số tiền giảm thực tế rất đáng kể. Nếu xe 400 triệu, khách có thể tiết kiệm 20 triệu, nhưng xe 4 tỷ khách được ưu đãi tới 200 triệu. Ở phân khúc cỡ nhỏ, 20-30 triệu cũng là một vấn đề lớn với những người mua xe lần đầu, tài chính không quá dư dả. Vì vậy, đây là cơ hội vàng, khi kết hợp với những chính sách khác của hãng và đại lý để đẩy hàng tồn.Không mất nhiều thời gian để thị trường phản ứng với chính sách mới. Doanh số tháng 7, 9 đều tăng so với tháng 6, trong khi tháng 8 giảm vì trùng tháng Ngâu. Đến hết 9 tháng, doanh số toàn ngành giảm 21% so với cùng kỳ 2019, rút ngắn đáng kể so với mức giảm 31% sau nửa đầu năm. Nhiều hãng hy vọng với chính sách này, mức giảm sẽ nhỏ hơn nhiều con số dự đoán, thậm chí có thể ngang bằng số bán năm ngoái.




Đến tháng 10, bắt đầu quý cuối năm, khách hàng nhận ra thời gian không còn nhiều, xe lắp ráp tăng 15% doanh số. Các hãng lắp ráp cho biết đang cố gắng sản xuất để kịp trả đơn cho khách hàng trước khi năm 2020 kết thúc. Nhưng thực tế sản xuất không thể đẩy nhanh ngay lập tức giữa tháng này với tháng khác, chưa kể nguồn cung linh phụ kiện cũng không thể thay đổi ngay được.

Đức Huy

CR-V không giảm ưu đãi. Ảnh: Lương DũngĐây không phải lần đầu Chính phủ cứu các hãng xe lắp ráp trong nước. Năm 2017, khi tất cá các hãng tính tới năm 2018 ngập tràn xe nhập vì thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0%, xe lắp ráp sẽ khó cạnh tranh, thì bất ngờ Nghị định 116 ra đời, biến xe nhập khẩu từ lợi thế về bất lợi. Cánh cửa lúc ấy đóng chặt với xe nhập khẩu, vì quy định Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA) quá lạ lẫm với nhiều nước. Phải một năm sau đó, các hãng mới giải thành công bài toán giấy tờ để hoạt động trở lại bình thường.Nhưng nhu cầu khách hàng lên cao không phải lý do duy nhất khiến xe lắp ráp giao chậm trong năm nay. Lý do khác nằm ở mạng lưới cung ứng linh kiện lắp ráp. Các hãng lắp ráp ở Việt Nam chủ yếu nhập linh kiện ở nước ngoài nên khá phụ thuộc vào việc phân chia linh kiện cho các thị trường. Khi sức mua ở Trung Quốc phục hồi, cũng là lúc các nhà máy đại lục hút hết nguồn linh kiện từ các OEM, những nhà máy ở thị trường nhỏ như Việt Nam không còn cách nào khác ngoài việc chờ, sản xuất với bộ linh kiện cầm chừng.Đại lý hưởng lợi vì “cầu cao, cung thấp”Tổng hoà của các yếu tố này, là một thị trường mà người bán nắm thế chủ động, một bức tranh quen thuộc nhiều năm qua. Nắm bắt tâm lý khách hàng, các đại lý của Hyundai, Toyota, Mazda… đua nhau cắt ưu đãi, đưa giá quay về mức niêm yết, thậm chí buộc khách mua thêm phụ kiện nếu muốn nhận xe sớm.

Tuy vậy, không phải tất cả đại lý hay tất cả các dòng xe lắp ráp đều có chính sách như vậy. Mitsubishi đang có suy nghĩ khác. Hãng này bán Xpander cả lắp ráp và nhập khẩu. Xpander lắp ráp được hưởng 50% trước bạ, vì vậy bản nhập khẩu cũng được hãng tặng luôn 50% trước bạ cũng như một năm bảo hiểm để cả hai có ưu đãi tương đương. Tổng giá trị khuyến mãi gần 42 triệu đồng. Hãng này cho biết không cắt ưu đãi vì muốn khẳng định không có sự khác biệt giữa bản nhập và bản lắp từ cả mẫu mã, chất lượng đến giá cả, đồng thời chia sẻ khó khăn với khách hàng.

Đức Huy

Mitsbushi Xpander tặng 50% trước bạ cho cả xe nhập khẩu. Ảnh: Lương Dũng

VinFast cũng làm tương tự khi ưu đãi nốt 50% phí trước bạ còn lại sau khi khách đã nhận 50% ưu đãi từ chính phủ, tức khách mua xe không mất tiền trước bạ. Sau đó Honda cũng làm tương tự. Đại lý hãng xe Nhật còn tặng thêm 30-50 triệu đồng tiền phụ kiện, nhưng không được quy đổi ra tiền mặt. Honda muốn CR-V duy trì được vị thế trước các đối thủ CX-5 và Tucson.

Việc Mitsubishi và Honda giữ các mức ưu đãi sẽ khiến khách hàng phải phân vân nhiều khi lựa chọn giữa các mẫu xe trong cùng phân khúc, giữ thị trường cân bằng hơn, người mua không bị thất thế trong cuộc thương lượng giá xe với đại lý.

Chính phủ đã đẩy “gió thổi ngược chiều” trên thị trường ôtô Việt với chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp. Từ chỗ tưởng rằng khách hàng lác đác vì kinh tế khó khăn, nay các hãng lại chứng kiến khách tìm đến ồ ạt. Hãng từ người chịu bão, nay trở thành người điều khiển bão, dù trong lòng cơn bão, lại cũng có những cơn gió thổi ngược, như Xpander hay CR-V.

Đức Huy

Nguồn: VnExpress


TIN LIÊN QUAN

Sau Bentley Flying Spur đắt tiền, doanh nhân Đức Huy chốt mua Ferrari SF90 Stradale khiến người bán choáng

Chưa thấy ai mua xe nhanh-gọn-lẹ và chất như anh là chia sẻ của người bán chiếc siêu xe Ferrari SF90 Stradale cho doanh nhân Đức Huy, chồng cũ của nữ ca sĩ Lệ Quyên. Trước đó, doanh nhân này đã tậu xe siêu sang Bentley Flying Spur đắt tiền.

Xem chi tiết: Sau Bentley Flying Spur đắt tiền, doanh nhân Đức Huy chốt mua Ferrari SF90 Stradale khiến người bán choáng

Review Trải nghiệm Mazda CX-3: dấu chấm hết có thêm dấu chấm hết?

Đây là review về Trải nghiệm Mazda CX-3: dấu chấm hết có thêm dấu chấm hết? của mình. Mình mua nó với giá 719.000.000đ. Hi vọng phần review sẽ hữu ích cho bạn nào muốn mua nhé, nếu bạn có câu hỏi gì thì hãy comment vô bài này nha. Thông tin chung về Trải […]

Xem chi tiết: Review Trải nghiệm Mazda CX-3: dấu chấm hết có thêm dấu chấm hết?

Helicron – xe ôtô cổ quái gần 90 tuổi, sử dụng công nghệ máy bay

Helicron là một trong những chiếc xe ôtô có thiết kế độc nhất vô nhị ra đời ở thập niên 1930 của thế kỷ trước. Đáng chú ý chính là việc nó được sử dụng công nghệ máy bay để lăn bánh.

Xem chi tiết: Helicron – xe ôtô cổ quái gần 90 tuổi, sử dụng công nghệ máy bay

5 giá trị cốt lõi của ô tô Honda mà bạn cần biết

Năm tài chính 2021 (từ 04/2020 đến 03/2021) tiếp tục ghi nhận những nỗ lực không ngừng của HVN nhằm tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng khách hàng về các giá trị cốt lõi của thương hiệu Honda trong lĩnh vực ô tô: "Thiết kế thể thao – Vận hành mạnh mẽ - Công nghệ tiên tiến – Thân thiện với môi trường – An toàn vượt trội".

Xem chi tiết: 5 giá trị cốt lõi của ô tô Honda mà bạn cần biết

Kia hé lộ Sportage hoàn toàn mới: Thiết kế của xe Hàn đang dần “Âu hóa”?

Thương hiệu xe hơi đến từ Hàn Quốc Kia vừa qua đã công bố những hình ảnh đầu tiên của mẫu xe Kia Sportage thế hệ mới nhất. Sự ra đời của mẫu xe với thiết kế hiện đại này là thành quả của sự phối hợp giữa mạng lưới thiết kế của mình từ […]

Xem chi tiết: Kia hé lộ Sportage hoàn toàn mới: Thiết kế của xe Hàn đang dần “Âu hóa”?

Lộ ảnh Bugatti Veyron thứ 2 về Việt Nam, ngoại thất 2 màu, giá bán vẫn là ẩn số

Chiếc Bugatti Veyron thứ 2 đang trên đường về Việt Nam vừa được một đại lý siêu xe “nhá hàng”. Bugatti Veyron thứ 2 sở hữu 2 tông màu, khác với chiếc của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Bugatti Veyron thứ 2 sẽ về Việt Nam bởi một doanh nghiệp tư nhân Trong bối cảnh […]

Xem chi tiết: Lộ ảnh Bugatti Veyron thứ 2 về Việt Nam, ngoại thất 2 màu, giá bán vẫn là ẩn số

Biển số xe phong thủy mới nhất 2021

Mỗi con số đều ẩn chứa những ý nghĩa khác nhau. Nếu là con số may mắn thì sẽ mang đến tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ. Ngược lại, những con số xui xẻo sẽ mang lại những điềm xấu. Cùng xem ý nghĩa biển số xe phong thủy cho chủ nhân qua bài […]

Xem chi tiết: Biển số xe phong thủy mới nhất 2021

Cũng có lưới tản nhiệt “siêu to khổng lồ”, nhưng bản đua của BMW M4 “chất” từ thiết kế tới hiệu năng

Lưới tản nhiệt quá khổ của phiên bản đua BMW M4 GT3 giúp nó có khả năng vận hành bền bỉ, và kết hợp với những chi tiết khổng lồ khác tạo thành một tổng thể hợp mắt.

Xem chi tiết: Cũng có lưới tản nhiệt “siêu to khổng lồ”, nhưng bản đua của BMW M4 “chất” từ thiết kế tới hiệu năng

Rich kid Việt tốt nghiệp RMIT được tặng siêu xe 7,4 tỷ đồng, phần thưởng thứ 2 còn gây choáng hơn

MG HS “đại hạ giá” kỷ lục, tới 140 triệu đồng tại Việt Nam

BMW 4 Series Gran Coupe hoàn toàn mới ra mắt: rộng rãi hơn, hiện đại hơn

10 mẫu ôtô ít khách nhất tháng 5

Suzuki Việt nam hỗ trợ khách hàng mua xe mùa đại dịch Covid-19

2022 BMW 4 Series Gran Coupe chính thức lộ diện, ra mắt tại Úc cuối năm 2021

Cadillac Escalade 2021 đầu tiên về Việt Nam, giá bán chưa công bố

Đây là mẫu xe bán tải cỡ nhỏ ra đời trước cả Ford Maverick

Bài viết khác

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất