Các chuyên gia nhận định khát vọng nắm giữ bầu trời bay thương mại của Trung Quốc đã bị thổi phồng và không gây tác động đáng kể đến các nhà sản xuất máy bay như Boeing, Airbus.

Theo South China Morning Post, Trung Quốc đang ấp ủ kế hoạch chế tạo máy bay thương mại của riêng mình nhằm phá vỡ thế độc quyền của Boeing và Airbus. Tuy nhiên, theo một chuyên gia nghiên cứu tại Washington, đây là một giấc mơ tốn kém và có phần viển vông trong thời điểm hiện tại.Mặc cho chính quyền Bắc Kinh đã bơm ít nhất 45 tỷ USD vào Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (Comac) để chế tạo các loại máy bay thương mại, bao gồm cả máy bay chở khách C919 của riêng Trung Quốc, nhiều chuyên gia nhận xét khả năng thành công của Trung Quốc trong dự án này là khá thấp.

Tiềm năng bị thổi phồng

Ông Scott Kennedy, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, người chịu trách nhiệm về nghiên cứu trên, trả lời SCMP: “Khả năng Trung Quốc có thể thành công trong dự án này chỉ nằm giữa “mỏng manh” và “không thể”.

Ông Kennedy cho biết Comac nhận được khoản tài trợ khổng lồ từ nhà nước và sự chú ý toàn cầu, tuy nhiên tiềm lực của nó không thể sánh với các nhà sản xuất máy bay thương mại hàng đầu thế giới như Boeing, Airbus, Embraer và Bombardier. Thậm chí, Comac vẫn thua khi đặt lên bàn cân so sánh với các đơn vị sản xuất đối tác của Nga như Ilyushin, Sukhoi và Tupolev.

Tham vọng máy bay thương mại của Trung Quốc bị thổi phồng
Máy bay C919 của Trung Quốc có nhiều bộ phận quan trọng phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài. Ảnh: Getty Images.

Kết quả của nghiên cứu là thành quả sau hai năm khảo sát, tham quan thực tế tại nhà máy Comac ở Thượng Hải của nhóm chuyên gia. Trước đó vào cuối tháng 11, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt kê danh sách 89 công ty Trung Quốc và 28 công ty Nga vào nhóm “người dùng cuối cho mục đích quân sự”. Comac nằm trong danh sách này và sẽ chịu nhiều hạn chế khi các nhà cung cấp Mỹ cần phải xin giấy phép mới có thể bán sản phẩm cho Comac.Điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc lắp ráp máy bay C919 của Trung Quốc, bởi chiếc máy bay này có nhiều bộ phận quan trọng, như động cơ và hệ thống điều khiển bay, phải phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, khả năng tiếp cận các đơn vị cung ứng Mỹ như General Electric (GE), Honeywell International và Rockwell Collins là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Comac trong năm 2021.

Không thể đe dọa Boeing, Airbus

Về ngành hàng không thương mại Trung Quốc, ông Kennedy nhận xét: “Tôi đã nghiên cứu nhiều ngành ở Trung Quốc, và ngành hàng không thương mại là lĩnh vực chịu nhiều tác động to lớn nhất tôi từng gặp phải”.




Ngoài ra, Comac thật sự là “một thảm họa đáng lo ngại”, vị chuyên gia nói. Kennedy nhận định: “Việc gọi C919 là chiếc máy bay của Trung Quốc là sai lầm vì hầu như tất cả bộ phận của nó đều được nhập khẩu”. Đến nay, C919 vẫn chưa nhận được chứng nhận từ Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc – cơ quan quản lý hàng không quốc gia.

Tham vọng máy bay thương mại của Trung Quốc bị thổi phồng
Chiếc C919 đầu tiên được sản xuất tại nhà máy Comac ở Thượng Hải vào ngày 2/11/2015. Ảnh: Getty Images.

“C919 không có khả năng đe dọa về mặt thương mại khi so với các loại máy bay như Boeing 737 hay Airbus A320. Thậm chí, sự phát triển của nó cũng không hỗ trợ đáng kể cho quân đội Trung Quốc”, vị chuyên gia nhận xét.

Do vậy, chính phủ Mỹ có thể không buồn để mắt đến các biện pháp trừng phạt nhằm vào Comac. Ông Kennedy nhận định đòn giáng vào Comac sẽ “phản tác dụng” vì Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách ngừng mua từ các công ty Mỹ như Boeing, đồng thời tăng tốc độ tự phát triển và rút khỏi hệ thống công nghệ hàng không vũ trụ hiện tại do Mỹ và châu Âu dẫn đầu.

Tháng trước, Boeing đã nâng dự báo về nhu cầu máy bay của Trung Quốc lên 8.600 máy bay mới cho đến năm 2039, tăng so với ước tính trước đó là 8.090. Richard Wynne, giám đốc điều hành phụ trách marketing Boeing Commercial Airplanes tại Trung Quốc cho biết: “Trong khi Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu như mọi nơi trên toàn cầu, động lực tăng trưởng của Trung Quốc vẫn mạnh mẽ và vững chắc”. Do vậy, Trung Quốc vẫn là một khách hàng tiềm năng của lĩnh vực hàng không quốc tế.

Nguồn: Zing.vn


TIN LIÊN QUAN

Review Trải nghiệm Mazda CX-3: dấu chấm hết có thêm dấu chấm hết?

Đây là review về Trải nghiệm Mazda CX-3: dấu chấm hết có thêm dấu chấm hết? của mình. Mình mua nó với giá 719.000.000đ. Hi vọng phần review sẽ hữu ích cho bạn nào muốn mua nhé, nếu bạn có câu hỏi gì thì hãy comment vô bài này nha. Thông tin chung về Trải […]

Xem chi tiết: Review Trải nghiệm Mazda CX-3: dấu chấm hết có thêm dấu chấm hết?

Helicron – xe ôtô cổ quái gần 90 tuổi, sử dụng công nghệ máy bay

Helicron là một trong những chiếc xe ôtô có thiết kế độc nhất vô nhị ra đời ở thập niên 1930 của thế kỷ trước. Đáng chú ý chính là việc nó được sử dụng công nghệ máy bay để lăn bánh.

Xem chi tiết: Helicron – xe ôtô cổ quái gần 90 tuổi, sử dụng công nghệ máy bay

5 giá trị cốt lõi của ô tô Honda mà bạn cần biết

Năm tài chính 2021 (từ 04/2020 đến 03/2021) tiếp tục ghi nhận những nỗ lực không ngừng của HVN nhằm tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng khách hàng về các giá trị cốt lõi của thương hiệu Honda trong lĩnh vực ô tô: "Thiết kế thể thao – Vận hành mạnh mẽ - Công nghệ tiên tiến – Thân thiện với môi trường – An toàn vượt trội".

Xem chi tiết: 5 giá trị cốt lõi của ô tô Honda mà bạn cần biết

Lộ ảnh Bugatti Veyron thứ 2 về Việt Nam, ngoại thất 2 màu, giá bán vẫn là ẩn số

Chiếc Bugatti Veyron thứ 2 đang trên đường về Việt Nam vừa được một đại lý siêu xe “nhá hàng”. Bugatti Veyron thứ 2 sở hữu 2 tông màu, khác với chiếc của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Bugatti Veyron thứ 2 sẽ về Việt Nam bởi một doanh nghiệp tư nhân Trong bối cảnh […]

Xem chi tiết: Lộ ảnh Bugatti Veyron thứ 2 về Việt Nam, ngoại thất 2 màu, giá bán vẫn là ẩn số

MG HS “đại hạ giá” kỷ lục, tới 140 triệu đồng tại Việt Nam

Chỉ 3 tháng sau khi được điều chỉnh giá bán, mẫu xe MG HS tại Việt Nam tiếp tục hạ giá tới 140 triệu đồng để kéo khách, đồng thời không quên có thêm ưu đãi để chạy đua trong mùa giảm giá.

Xem chi tiết: MG HS “đại hạ giá” kỷ lục, tới 140 triệu đồng tại Việt Nam

BMW 4 Series Gran Coupe hoàn toàn mới ra mắt: rộng rãi hơn, hiện đại hơn

Sau dòng 3 và dòng 4 hai cửa, BMW hôm nay mới tung ra phiên bản hoàn toàn mới của chiếc 4 Series với 4 cửa, kiểu dáng thể thao. Chiếc 4 Gran Coupe của năm 2022 sở hữu cụm lưới tản nhiệt to và rộng theo thiết kế mới của BMW. Kiểu dáng của […]

Xem chi tiết: BMW 4 Series Gran Coupe hoàn toàn mới ra mắt: rộng rãi hơn, hiện đại hơn

10 mẫu ôtô ít khách nhất tháng 5

Bên cạnh những mẫu xe tiền tỷ vốn không dành cho số đông như Toyota Land Cruiser, Prado, Alphard, thì những mẫu phổ thông như Suzuki Ciaz, Kia Rondo tiếp tục kén khách.

Xem chi tiết: 10 mẫu ôtô ít khách nhất tháng 5

Suzuki Việt nam hỗ trợ khách hàng mua xe mùa đại dịch Covid-19

Suzuki Việt Nam sẽ tặng phiếu nhiên liệu hoặc hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho tất cả các khách hàng mua xe du lịch và thương mại hoàn thành thủ tục đăng ký từ 10/6/2021 – 30/6/2021.

Xem chi tiết: Suzuki Việt nam hỗ trợ khách hàng mua xe mùa đại dịch Covid-19

2022 BMW 4 Series Gran Coupe chính thức lộ diện, ra mắt tại Úc cuối năm 2021

Cadillac Escalade 2021 đầu tiên về Việt Nam, giá bán chưa công bố

Bán tải Ford Maverick được ra mắt – đối thủ của Hyundai Santa Cruz

Thương hiệu ô tô Trung Quốc nào sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt?

Toyota Việt Nam ra mắt đại lý tại Bến Tre

Giới hạn chiều rộng và chiều dài hàng hóa của xe khi tham gia giao thông

Xuất hiện VinFast Lux A2.0 độ cực KHỦNG, thiết kế lạ, hầm hố như siêu xe

Chi tiết chiếc Vinfast lux A2.0 phiên bản người dơi, “cực phẩm trong cực phẩm” gây chấn động CĐM từ Phi Long Auto

Bài viết khác

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất