Cách đây 16 năm, hãng xe Ford đã từng dính vào một vụ kiện hi hữu. Bên đâm đơn kiện là gia đình nhà Liza Hankins, cô gái đã gặp tai nạn trên chiếc Ford Expedition 2000 của mình vào năm 18 tuổi. Một cú va chạm đã khiến chiếc xe lật nhào, tấm kính ở cửa sổ trời bật ra khiến cô rơi khỏi xe. Vụ tai nạn khiến Liza phải ngồi xe lăn suốt đời.
Cô đâm đơn kiện, nhưng toà xử thua. Ford cho biết hãng không chịu trách nhiệm trong vụ tai nạn nay, bởi không có quy định nào từ chính phủ yêu cầu cửa sổ trời phải giữ người ở trong xe khi có tai nạn.
Liza Hankins gặp tai nạn với cửa sổ trời vào năm 2005
Sau vụ kiện của Liza Hankins, NHTSA bắt đầu thống kê về số vụ tai nạn có liên quan đến cửa sổ trời. Khoảng 300 người đã thiệt mạng và khoảng 1.400 người bị thương mỗi năm từ 1997 đến 2008 khi gặp tai nạn tương tự Liza. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy nhu cầu về cửa sổ trời vẫn tăng cao. Năm 2017, tại Mỹ có đến 40% khách hàng lựa chọn xe có cửa sổ trời.
Chính vì thế, theo thời gian, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao về cửa sổ trời, vừa đảm bảo sự an toàn cho người ngồi trong xe, các nhà sản xuất ô tô đã có những thay đổi trong thiết kế.
Sunroof trên nóc xe Porsche Carrera S 2014
Theo thứ tự xuất hiện, Sunroof ra đời đầu tiên vào những năm 30 của thế kỷ trước. Đến năm 1970, Ford là hãng xe đầu tiên tạo ra Moonroof và nó dần trở nên phổ biến. Ra đời cuối cùng tính đến thời điểm hiện tại là Panoramic Roof.
Ngày nay, Sunroof đã ít được lắp đặt trên các xe ô tô, còn Moonroof vốn chỉ dành cho xe sang nay đã có mặt trên cả những mẫu xe bình dân. Với Panoramic Roof, mẫu cửa sổ trời mới mẻ này đang phổ biến trên các dòng SUV cỡ lớn như Range Rover Evoque hay Hyundai SantaFe.
Moonroof trên nóc xe Mazda6
Về bản chất, Sunroof và Moonroof, Panoramic Roof đều là những tấm ốp trên nóc xe cho phép ánh sáng hoặc không khí trong lành lọt vào bên trong cabin xe. Nhưng nó khác nhau về cách vận hành, kích cỡ, chất liệu.
Bảng so sánh ba loại cửa sổ trời
Các yếu tố |
Sunroof |
Moonroof |
Panoramic Roof |
Chất liệu |
Thường dùng kim loại |
Sử dụng kính, nhựa tổng hợp |
Sử dụng kính, nhựa tổng hợp |
Vận hành |
Mở lên trên, tách biệt với trần xe |
Mở chạy vào bên dưới trần xe |
Không mở được |
Kích cỡ |
Chiếm 1/3 hoặc một nửa diện tích nóc xe |
Chiếm 1/3 hoặc một nửa diện tích nóc xe |
Chiếm hầu hết diện tích nóc xe |
Ưu nhược điểm của cửa sổ trời
Ưu điểm:
– Lấy ánh sáng tự nhiên và đưa không khí vào không gian bên trong.
– Thông gió cho xe bằng cách mở cửa sổ trời kết hợp cửa sổ bên, giải phóng hơi người tích tụ trên trần xe.
– Mang đến không gian thoải mái cho người trong xe bởi cửa sổ trời không tạo tiếng ồn như cửa sổ bên, và cũng không làm người ngồi trong xe bị gió thổi vào tóc gây khó chịu
– Tăng giá trị của xe khi giao dịch.
Nhược điểm:
– Khiến trần thấp đi, nhất là với Moonroof, khi cửa trượt vào trong sẽ khiến khoảng cách giữa đầu và trần xe ngắn hơn.
– Chất liệu dùng cho cửa sổ trời là nhựa, nhựa tổng hợp trong suốt, kính nên sẽ cách nhiệt kém hơn mái xe bình thường, và cũng khiến người ngồi trong xe lạnh hơn vào mùa đông
– Gây tiêu tốn năng lượng, do cửa sổ trời nặng khoảng 20-30kg, điều này khiến xe tiêu hao xăng nhiều hơn.
– Cấu trúc không thể chắc chắn bằng mái xe bình thường, nếu như cửa sổ trời bị sứt mẻ, nó sẽ yếu hơn nhiều.
– Có thể khiến khoang nội thất của bạn bị dột vì nước mưa rò rỉ qua lớp đệm cao su giữa tấm kính cửa sổ trời và mái xe, nếu như xe xuống cấp.
– Sữa chữa cửa sổ trời tốn nhiều chi phí
Cửa sổ trời toàn cảnh Panoramic Roof trên xe Range Rover Evoque