Giấy phép lái xe B1 là gì?
Đây là loại chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ phương tiện điều khiển xe ô tô, ô tô tải chuyên dụng chỉ phục vụ cho nhu cầu đi lại cá nhân và gia đình. Và nên đặc biệt lưu ý, đối với giấy phép lái xe B1 thì người lái tuyệt đối không được hành nghề lái xe với bất kỳ hình thức nào.
Và theo đúng như luật pháp quy định, chủ phương tiện chỉ được phép tham gia giao thông một cách hợp lệ khi đã được cấp giấy phép lái xe.
Giấy phép lái xe B1 được sử dụng cho những loại ô tô sau:
Bao gồm 2 loại là B1 số sàn và B1 số tự động. Trong đó:
- Người sở hữu giấy phép lái xe ô tô B1 số sàn được phép điều khiển các loại xe hơi từ 4 chỗ đến dưới 9 chỗ ngồi; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Người sở hữu giấy phép lái xe B1 số tự động (B11) chỉ được phép điều khiển các dòng xe ô tô số tự động từ 4 chỗ đến dưới 9 chỗ; Ô tô tải, kể cả ô tô tải số tự động chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Máy kéo kéo một rơ móc có hệ thống điều khiển bằng hộp số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Trên thực tế, mỗi hạng mục giấy phép lái xe đều có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, người lái cần cân nhắc kỹ việc lựa chọn giữa 2 loại giấy phép lái xe B1 số sàn và B1 số tự động (B11) khi đăng ký khóa học giấy phép lái xe hạng B1, để làm sao cho phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của bản thân.
Thời hạn của giấy phép lái xe B1
Cũng như các loại bằng lái khác từ A1, A2, A3, A4, đến B2 thì theo quy định chung, những người từ đủ 18 tuổi trở lên và có đủ sức khỏe đều có thể đăng ký thi giấy phép lái xe B1.
Thêm vào đó, 2 loại GPLX B1 số sàn và B1 số tự động đều có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Sau khi thời hạn sử dụng thì chủ phương tiện phải tiến hành làm các thủ tục để đổi bằng lái căn cứ theo tình trang sức khỏe.
Chuẩn bị hồ sơ thi GPLX B1 như thế nào?
Hồ sơ thi giấy phép lái xe B1 bao gồm:
- 2 bản sao giấy CMND hoặc hộ chiếu không cần công chứng;
- 1 đơn đăng ký sát hạch lái xe;
- 1 giấy khám sức khoẻ theo mẫu của người lái xe trong 6 tháng gần nhất do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
- 3 tấm ảnh màu 3×4 cm phông nền màu xanh dương đậm.
Có cần giấy khám sức khỏe trong hồ sơ chuẩn bị xin cấp lại giấy phép lái xe B1 khi bị mất?
Để có thể yên tâm khi lưu thông trên đường cũng như tránh được những rắc rối về mặt pháp lý, thì ngay khi bị mất hoặc làm hư giấy phép lái xe B1, chủ phương tiện cần khẩn trương nộp 1 bộ hồ sơ xin cấp lại giấy phép lái xe tại Sở Giao thông Vận tải hoặc Tổng cục đường bộ Việt Nam.
Những giấy tờ cần chuẩn bị gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe;
- Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
- Bản sao giấy CMND;
Quy định tại khoản 6 Điều 36 và khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì thời gian cấp lại là không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
3 trường hợp nên học GPLX B1
- Người khuyết tật: Việc học và thi bằng lái xe dành cho người khuyết tật được quy định cụ thể đối với loại giấy phép lái xe B1.
- Phụ nữ: Đối với phụ nữ thì việc thi lấy giấy phép lái xe B1 số tự động sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất, do đây loại giấy phép lái xe có tỷ lệ đậu cao và gần như tuyệt đối. Tuy hiên nếu lấy hạng B1 số tự động thì không được phép lái xe số sàn. Chính vì vậy, tùy theo mục đích của bản thân mà phụ nữ nên lựa chọn bằng lái cho phù hợp hoặc nếu có mục đích sau khi lấy bằng để kinh doanh thì phải học hạng B2.
- Người lớn tuổi: Nếu đã qua độ tuổi cho phép hạng B2 thì bắt buộc tối đa học hạng B1.
Hiện nay, có nhiều trung tâm cung cấp các khóa học lái xe, điều quan trọng là các học viên nên chủ động tìm hiểu và lựa chọn trung tâm uy tín nhất, đồng thời chủ động sắp xếp lịch học khi đăng ký các khóa học lái xe ô tô phù hợp thời gian và khả năng tài chính của mình.