Các nguyên nhân khiến điều hòa ô tô hoạt động không bình thường
Có rất nhiều lý do tác động khiến hệ thống điều hòa trên xe gặp vấn đề nhưng sau đây là một số nguyên nhân chính mà chúng ta hay gặp phải.
Linh kiện bên trong bị hỏng
Máy nén ( lốc nén) là bộ phận quan trọng của máy lạnh trong xe. Bộ phận này hỗ trợ nén môi chất gas lạnh sau đó bơm vào dàn nóng của điều hòa. Nhưng đáng buồn là máy nén lại là linh kiện nhanh hỏng nhất trên máy lạnh, máy dễ bị mài mòn, bó kẹt làm hạn chế tới hiệu suất làm việc của hệ thống.
Chúng ta sẽ gặp những lỗi của máy nén như môi chất lạnh kém chất lượng, máy hoạt động quá tải trong thời gian dài, bi đầu lốc hoặc ly hợp đầu lốc bị hỏng.
Người sử dụng xe cũng nên kiểm tra thường xuyên bộ phận đông cơ quạt dàn nóng, rơ le điều khiển, phin lọc gas,… đây cũng là một số lý do khiến điều hòa xe hơi không làm lạnh sâu.
Tắc nghẽn bụi bẩn
Sau khi đọc bài viết này có lẽ các bạn nên kiểm tra xem chúng ta đã vệ sinh lau chùi xe sạch sẽ chưa, vì bụi bẩn và nhiều tác nhân bên ngoài cũng là nguyên nhân khiến hệ thống làm mát bị tắc nghẽn. Trong thời gian dài các mảng bụi và hạt li ti sẽ ngưng tụ ở dàn nóng và hiện tượng bay hơi môi chất ở dàn lạnh sẽ làm quạt điều hòa không thể hoạt động tối đa hiệu suất.
Nguồn điện cấp gặp vấn đề
Lý do vì sao hệ thống máy lạnh lại hay chập chờn lúc mát lúc nóng thì phần lớn nguyên nhân nằm ở nguồn điện cung cấp cho thiết bị. Nhiều trường hợp dây dẫn từ bình ắc-quy đến điều hòa có thể bị đứt hoặc hỏng hóc do nhiều tác động từ môi trường ngoài gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống dẫn điện.
Thiếu gas lạnh
Việc thiếu gas lạnh có thể do gas bị thẩm thấu qua các bộ phận làm bằng cao su như ống dẫn gioăng, phớt hoặc khi xe di chuyển điều hòa bị rung lắc hoặc va chạm làm một bộ phận của điều hòa bị mọt thủng. Một nguyên nhân khác là lượng gas được nạp vào xe không đủ so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Thiếu khí gas sẽ làm giảm độ lạnh của hệ thống mà nghiêm trọng hơn có thể làm giảm tuổi thọ của lốc nén và tăng mức tiêu thụ nhiên liệu của xe do lốc nén phải làm việc liên tục.
Cách khắc phục điều hòa ô tô gặp vấn đề
Sau khi nắm được nguyên nhân khiến hệ thống điều hòa không hoạt động ổn định, người sử dụng có thể khắc phục được bằng một số thao tác như sau:
Kiểm tra các linh kiện bên trong
Điều đầu tiên các bạn cần làm là kiểm tra lại toàn bộ các linh kiện có liên quan tới hệ thống điều hòa trong xe trước khi quyết định bơm gas hay vệ sinh xe. Hãy chắc chắn rằng rơ le điều khiển, đường ống, bộ lọc gas đặc biệt là lốc nén và dàn nóng lạnh còn hoạt động ổn định.
Khi phát hiện hư hỏng thì hãy nhanh chóng đem xe đến trung tâm bảo hành gần nhất để sửa chữa kịp thời.
Kiểm tra nguồn điện kết nối
Hệ thống dây điện trong xe ô tô có nhiệm vụ dẫn điện từ bình ắc-quy sau đó truyền tải điện cho toàn bộ các thiết bị trên xe. Người dùng nên kiểm tra xem nguồn dây dẫn điện đến hệ thống điều hòa có bị đứt hoặc hở dây hay không. Khi phát hiện dây dẫn bị hở, chủ xe nên tới ngay trung tâm bảo dưỡng để thợ xử lý lỗi này, tránh tình trạng hao điện và gây nguy hiểm tới người sử dụng xe.
>> Chế độ Eco là gì?” title=”>>> Chế độ Eco là gì?” />
Đa số nguyên nhân đường dây dẫn bị hở là do chuột cắn, các bạn có thể khắc phục bằng việc sử dụng chai xịt chống chuột hoặc dung dịch vệ sinh nội thất ô tô đang được bán rất nhiều trên thị trường hiện nay.
Vệ sinh, bảo dưỡng xe ô tô thường xuyên
Tình trạng thời tiết ở Việt Nam thường nóng ẩm dễ sinh sôi các vi khuẩn có hại cho sức khỏe, khi sử dụng xe trong thời gian dài mà không được dọn dẹp thường xuyên sẽ dễ gây ra mùi hôi và nhiều tác nhân gây hại cho người ngồi trong xe.
>> Chế độ Eco là gì?” title=”>>> Chế độ Eco là gì?” />
Việc vệ sinh và bảo dưỡng xe thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ nội thất của xe, nhất là tránh được tình trạng tắc nghẽn do bụi bẩn, mùi hôi ở bộ lọc hệ thống điều hòa.
Thêm gas lạnh cho điều hòa
Người dùng nên kiểm tra bộ phận mắt gas nếu thấy có hiện tượng gas sôi màu trắng đục như sữa ( hết sạch gas sẽ không có hiện tượng này) thì hệ thống đang cần bơm thêm gas. Cách nhận biết này khá dễ dàng, phù hợp với những người không có chuyên môn về xe.
Cách khác chúng ta cũng có thể check lại đường ống dẫn gas về máy nén, thấy không có nước đọng, khô ráo thì hãy bơm thêm gas ngay lập tức.
Ngoài ra các bạn có thể đo áp suất bên trong các đường dẫn cao áp và hạ áp bằng đồng hồ chuyên dụng. Thông số áp suất chuẩn nhất ở đường hạ áp là 25 đến 35 psi, đường cao áp là 170 – 200psi
Hướng dẫn sử dụng điều hòa ô tô đúng cách
Sử dụng điều hòa xe hơi đúng cách giúp giảm thiểu tình trạng hư hỏng cho động cơ vận hành, kéo dài thời gian sử dụng máy. Sau đây là một số mẹo nhỏ các bạn có thể tham khảo:
Bật điều hòa sau khi khởi động
Theo như kinh nghiệm của các chuyên gia về xe ô tô thì nên bật điều hòa sau khi ô tô đã hoạt động ổn định, điều này sẽ giúp giảm tải cho hệ thống làm mát trên xe. Việc bật điều hòa ngay khi vừa khởi động xe khiến động cơ làm việc quá sức ( vòng tua thấp) một lúc phải làm nhiều việc như tải hệ thống điều hòa, bơm dầu/ quạt,…
>> Chế độ Eco là gì?” title=”>>> Chế độ Eco là gì?” />
Để làm giảm hơi nóng khi chưa bật máy lạnh, các bạn có thể mở cửa sổ thông gió hoặc sử dụng tấm bạt phủ có khả năng cách nhiệt cho xe.
Khi đỗ xe bác tài có thể tìm chỗ có bóng râm, bên hông các toàn nhà cao, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu điều kiện an ninh cho phép, người dùng cũng có thể để hở kính xe tầm 1-2cm để không khí trong xe được lưu thông.
Điều chỉnh mức quạt gió hợp lí
Nhiều người sử dụng điều hòa thường hay lầm tưởng rằng khi chỉnh quạt gió ở mức cao tối đa là điều kiện để hệ thống điều hòa đạt mức lạnh nhất. Nhưng theo kinh nghiệm của chuyên gia xe ô tô cho biết để hệ thống điều hòa đạt được mức lạnh nhất thì quạt gió nên để ở mức trung bình.
Tắt điều hòa trước khi tắt máy xe.
Người lái hãy duy trì thói quen tắt hệ thống điều hòa trước khi tắt máy khoảng 10-15 phút và mở cửa kính.Thao tác này sẽ giúp cho ắc-quy tránh được tình trạng ngưng đột ngột, kéo dài thời gian sử dụng, ngoài ra cũng giúp người ngồi xe không bị sốc bởi nhiệt độ trong xe với nhiệt độ bên ngoài.
Một thói quen khác mà người lái cũng nên ghi nhớ là tắt hết các thiết bị điện trên xe trước khi rút chìa khóa ( ở các dòng xe đời mới, các thiết bị đều tự động tắt hết khi người lái tắt động cơ ).
Quy trình chuẩn để hỗ trợ tăng tuổi thọ cho hệ thống điều hòa và động cơ xe là tắt điều hòa trước, rồi sau đó tắt hệ thống quạt gió.
Người dùng đừng quên cho ‘ xế cưng’ đi bảo dưỡng xe theo định kì, kiểm tra toàn bộ xe, khắc phục được những hỏng hóc trên xe kịp thời, giúp xe luôn luôn mới và yên tâm khi di chuyển trong những hành trình dài. Nên thường xuyên vệ sinh, lau chùi xe nhất là hệ thống điều hòa, quạt gió, bộ lọc và giàn nóng/ lạnh sẽ giảm đáng kể tình trạng điều hòa hoạt động không hiệu quả.
Những điều cần biết về điều hòa của xe hơi
Với điều kiện thời tiết ở Việt Nam đa phần là nóng bức và ẩm ướt, hệ thống điều hòa luôn được người mua xe chú trọng đến. Ngoài nhiệm vụ làm mát vào những buồi nóng oi bức, điều hòa còn giảm độ ẩm trong không khí, tránh sự sinh sôi của vi khuẩn có hại trong xe, giúp bác tài thoải mái mát mẻ , tập trung khi lái xe.
>> Chế độ Eco là gì?” title=”>>> Chế độ Eco là gì?” />
Nhiều hãng xe đời mới đã thiết kế bố trí hệ thống điều hòa cùng khoang lái hiện đại, bắt mới hơn
Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa trên ô tô
>> Chế độ Eco là gì?” title=”>>> Chế độ Eco là gì?” />
Hệ thống điều hòa ô tô gồm những bộ phận chính như máy nén, bình ngưng, bình làm khô, van giãn nở nhiệt, chất làm lạnh và máy hóa hơi. Chất làm lạnh ở đây là dạng chất lỏng, có hiện tượng bay hơi ở nhiệt độ thấp.
Hệ thống điều hòa hoạt động theo nguyên lý sau:
Động cơ bằng dây curoa được nối với máy nén, lúc này máy nén sẽ hút chất làm lạnh ở thể khí rồi nén ở áp suất cao. Sau khi nén, chất làm lạnh tăng nhiệt độ rồi tiếp tục đẩy sang giàn nóng nằm phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt riêng.
Chất làm lạnh được tản nhiệt trong điều kiện áp suất cao và hóa lỏng ở giàn nóng, sau đó chuyển sang van giãn nở. Tại van giãn nở, do áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh bị hóa hơi và chuyển đến giàn lạnh. Tới đây chất làm lạnh lấy nhiệt độ từ môi trường xung quanh khiến nhiệt độ giảm xuống, hơi lạnh lúc này được quạt gió thổi ra ngoài. Gió thổi từ giàn lạnh có thể là gió trong, gió ngoài hoặc cả hai.
Cấu tạo cơ bản hệ thống điều hòa trên ô tô
Máy nén (lốc lạnh): Tạo điều kiện và sức hút để giảm áp tại cửa hút, nhằm thu hổi ẩn nhiệt của hơi môi chất lạnh trong trạng thái bốc hơi. Ở điều kiện này sẽ hỗ trợ van giãn nở và ống tiết liêu điều tiết được lượng môi chất lạnh ở thể lỏng vào bộ bốc hơi.
Cũng là bộ phận quan trọng để làm tăng áp suất và nhiệt độ hơi môi chất lạnh lên gấp nhiều lần so với nhiệt độ môi trường, hỗ trợ tối ưu quá trình trao đổi tại giàn nóng.
>> Chế độ Eco là gì?” title=”>>> Chế độ Eco là gì?” />
Máy nén còn có nhiệm vụ bơm môi chất lạnh xuyên suốt trong hệ thống.
Nguyên nhân hay gặp hỏng hóc ở bộ phận này là máy nén luôn phải hoạt động với công suất tải lớn, thiếu dầu bôi trơn và gas lạnh kém chất lượng…
Giàn nóng
Cấu tạo của giàn nóng gồm các ống và cánh tản nhiệt, được lắp phía trước của két nước. Giàn nóng có nhiệm vụ dùng quạt để làm giảm nhiệt độ cao, chuyển đổi môi chất lạnh từ dạng hơi sang dạng chất lỏng có nhiệt độ cao, áp suất cao.
Trong một số dòng xe hiện nay, giàn nóng được lắp ráp ở vị trí phía trước khoang máy giúp dễ dàng vệ sinh lau chùi.
Giàn lạnh
Giàn lạnh là bộ phận làm bay hơi môi chất lạnh dạng hơi sương ở nhiệt độ thấp và được van tiết lưu cung cấp áp suất thấp, nên giàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt bởi không khí xung quanh.
Hỏng hóc hay gặp phải ở bộ phận này thường là rò rỉ khí, lọc gió bám nhiều bụi bẩn…
Van tiết lưu – Quạt lồng sóc
Tùy thuộc vào nhiệt độ trong xe, van tiết lưu sẽ điều chỉnh lượng môi chất lạnh được phun vào giàn lạnh. Sử dụng lâu ngày, van tiết lưu dễ bị bám cặn bẩn gây tắc nghẽn trong hệ thống.
Nhiệm vụ của quạt lồng sóc là chuyển hơi lạnh từ giàn lạnh vào trong cabin xe. Tùy vào từng hãng xe và cách thiết kế, vị trí khe gió của xe cũng như quạt lồng sóc sẽ được trang bị số lượng khác nhau.
Bộ lọc khô ( hút ầm )
Có nhiệm vụ loại bỏ hơi nước trong môi chất, ngăn tình trạng nước bị đóng băng thành tinh thể phá hủy hệ thống. Song song với bộ lọc khô còn có một bộ lọc giúp giữ lại các chất gây ô nhiễm trong hệ thống
Cần chú ý thay thế bộ lọc định kỳ để máy có thể hoạt động ổn định. Theo như tư vấn của chuyên viên kỹ thuật về xe ô tô thì người dùng nên thay thế luôn cả ống mao tiết lưu, bộ tách ẩm và giàn nóng để tăng tính an toàn, kéo dài tuổi thọ cho hệ thống.
>>> Thông số kỹ thuật Mazda3 2020
Tin Bán Xe là website luôn mang đến những tin tức thị trường hot nhất về xe ô tô trong và ngoài nước, cập nhật bảng giá xe ô tô mới nhất, đảm bảo thông tin được chọn lọc kỹ càng trước khi đưa đến bạn đọc. Ngoài ra còn là sàn thương mại điện tử mua bán xe uy tín nhất tại Việt Nam , nơi mua bán xe ô tô trên toàn quốc dễ dàng nhanh chóng hơn bao giờ hết.