Thời gian gần đây, người dân Mỹ đang mua ô tô với số lượng gần đạt mức kỷ lục. Tuy nhiên, tình trạng thiếu chip trên toàn cầu đã khiến các nhà bán xe không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho người mua hàng. Người mua có thể phải chờ đợi vài tuần hoặc vài tháng mới nhận được xe.

Khan hiếm chip đồng nghĩa với khan hiếm xe





David Kelleher – một người bán ô tô tại Philadelphia, cho biết: “Chúng tôi có thể đang chứng kiến một thị trường ô tô mới tuyệt vời nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, chúng tôi còn không có xe để bán.” Sau khi ghi nhận những tháng kinh doanh tốt nhất vào tháng 3 và tháng 4, ông bắt đầu bước vào mùa giảm giá mới chỉ với 98 chiếc xe, trong khi thông thường phải có đến 700 xe tồn kho.

Theo ước tính của công ty nghiên cứu AutoForecast Solutions, các nhà sản xuất ô tô đã buộc phải cắt giảm sản xuất hơn 1,2 triệu xe ở Bắc Mỹ , bởi họ không có đủ chip để dùng cho mọi bộ phận từ hệ thống an toàn, đến phanh và động cơ. Điều này đã biến những chiếc xe trở thành “đống nhựa vô dụng”.

Công ty nghiên cứu Wards Intelligence ước tính, các đại lý bán xe tại Mỹ hiện có sẵn chưa đến 2 triệu xe hoặc các lô xe đang trên đường đến vào cuối tháng 4. Con số này chỉ bằng gần 1 nửa so với thời điểm thông thường và là mức thấp nhất trong 3 thập kỷ qua.


Các nhà sản xuất chip dự kiến sẽ chi hàng tỷ USD cho hoạt động sản xuất mới và Nhà Trắng cũng ưu tiên tăng sản lượng chip trong nước. Tuy nhiên, việc xây dựng các nhà máy trong nước sẽ phải mất nhiều năm. Nhiều giám đốc điều hành trong lĩnh vực sản xuất ô tô dự báo sự thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ trong suốt thời gian từ giờ đến cuối năm.

Hiện tại, tình trạng thiếu chip đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất tại hàng chục nhà máy ô tô trên khắp nước Mỹ, thậm chí khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa trong nhiều tháng.

Các nhà sản xuất ô tô đang phải lắp ráp xe mà không có chất bán dẫn. Do đó, họ phải để nguyên chiếc xe tại chỗ cho đến khi có chip lắp đặt. Hàng chục nghìn chiếc xe như vậy đang phải đỗ tại các khu đất ở sân bay, mỏ đá, trường đua và trang trại nuôi gia súc bỏ trống gần các nhà máy lắp ráp ở miền Nam và Trung Tây Mỹ. Hồi cuối tháng 3, Ford có tới hơi 20.000 xe đỗ tại các khu gần nhà máy để… chờ chip.

Thời điểm xảy ra tình trạng thiếu chip càng trở nên tồi tệ hơn khi người mua sắp sử dụng tiền tiết kiệm và hỗ trợ của chính phủ để mua ô tô. Các nhà sản xuất ô tô đã ghi nhận doanh số cao nhất từ trước đến nay trong tháng 3 và tháng 4. Theo công ty nghiên cứu J.D. Power, nhu cầu tăng lên đã đẩy giá trung bình cho một chiếc xe mới lên đến 37.572 USD vào tháng 4, tăng gần 7% so với 1 năm trước đó và mức cao nhất trong tháng.

Để giải quyết tình trạng thiếu hàng tồn kho, một số công ty ô tô đang loại bỏ một số tính năng cần sử dụng chip. Kelleher cho biết, Stellantis NV đã vận chuyển một số xe bán tải Ram đến các đại lý mà không có hệ thống tự động phát hiện điểm mù. Ông chia sẻ, 1 người mua đã rất khó chịu khi chiếc xe giá 60.000 USD thiếu tính năng này.


Trong khi đó, tình trạng khan hiếm càng gây căng thẳng đối với thị trường ô tô đã qua sử dụng – vốn trở nên “nóng” hơn trong thời gian gần đây. Các đại lý bán xe đang nỗ lực thuyết phục khác hàng đổi xe cũ lấy xe mới để tăng lượng hàng tồn kho.

Theo trang đấu giá Manheim, một chiếc xe bán tải đã qua sử dụng được bán với giá cao hơn 78% vào tháng 4 so với chiếc tương đương 1 năm trước.

Đây sẽ là một cơ hội đối với những chủ sở hữu ô tô như Zerin Dube. Gần đây, ông đã cân nhắc việc thay chiếc xe Jeep Wrangler. Anh nhận thấy các nhà bán lẻ xe cũ Carvana và Vroom sẵn sàng trả mức giá cao hơn 1 chút so với mức 50.000 USD ông bỏ ra vào 3 năm trước. Tuy nhiên, vấn đề là tìm được một chiếc xe mới.

Dube – giám đốc 1 công ty IT ở Houston, cho hay: “Thực ra, đây là thời điểm không thích hợp để mua xe.” Do đó, ông đã quyết định giữ lại chiếc xe Jeep.

Nhà máy đóng cửa, người lao động mất việc

Ngoài ra, thiếu chip còn khiến các công nhân nhà máy buộc phải ở nhà, nhìn số hóa đơn “chất đống” khi nỗ lực tìm đến các văn phòng hỗ trợ thất nghiệp. Một trong số họ là Danyelle Anderson – mẹ đơn thân với 4 người con, đã làm việc tại nhà máy lắp ráp của Ford ở Chicago trong 3 năm.

Chị đã nộp đơn xin trợ cấp sau khi dây chuyền lắp ráp Explorer ngừng hoạt động vào ngày 12/4. Anderson và các công nhân khác cho biết họ phải mất vài tuần để nhận được khoản hỗ trợ đầu tiên.

Anderson chia sẻ, sự chậm trễ đó đã khiến chị không kịp thanh toán tiền thuê nhà, ô tô và điện thoại di động cũng bị cắt dịch vụ do nợ tiền. Chị mong sẽ nhận được khoản tiền trong tuần này và phải cất xe trong gara, lo sợ rằng sẽ bị thu hồi vì còn nợ tiền hóa đơn.

Đối với các công ty nhỏ hơn sản xuất sản phẩm cho các nhà máy lắp ráp xe, tình trạng thiếu chip đã ảnh hưởng đến các đơn đặt hàng. Vài tháng trước, họ phải làm việc thêm giờ để bù đắp sản lượng bị mất trong thời kỳ đại dịch.

Ford lắp đặt đèn chiếu sáng kích cỡ nhỏ trong gương chiếu hậu của dòng Explorers tại nhà máy Chicago, do công ty Eypex sản xuất. Khoảng đầu năm, lượng đơn hàng nhiều đến mức chủ tịch của Eypex – Clarence Martin, cũng phải đóng gói các lô hàng cùng nhân viên.

Khi nhà máy của Ford ở Chicago tạm đóng cửa vào tháng 4, Eypex đã mất một trong những khách hàng lớn nhất. Các nhà máy của công ty này hiện chỉ hoạt động 3 ngày/tuần, với số lượng nhân sự chỉ bằng khoảng 1 nửa so với đầu năm.

Thị trường ô tô Mỹ “rơi xuống địa ngục”

Claude Burns – chủ một đại lý ô tô, cho biết, ông rất cần xe để bán và thậm chí gần đây phải từ chối một số khách hàng để tập trung vào việc sửa xe cũ và đưa vào bãi đậu xe bán cho khách. Burns chia sẻ: “Tôi cho rằng, thị trường ô tô sẽ rơi xuống đáy của địa ngục vào giữa tháng 6 khi hàng tồn kho xe mới cạn kiệt.”

Trong khi đó, Justin Bates (42 tuổi) đã đặt mua một chiếc xe bán tải GMC Sierra 4 tháng trước. Tuy nhiên, ông vẫn chưa biết khi nào sẽ nhận được xe và đang có ý muốn bỏ cuộc. Bates cho hay: “Tôi cực kỳ tức giận.”

thị trường xe, thiếu chip bán dẫn, khủng hoảng xe hơi, không giao xe đúng hạn

EEI Global Inc., một công ty marketing cung cấp dịch vụ lái thử các loại xe mới tại các sự kiện như đua xe và hội chợ cấp, đã yêu cầu một nhà sản xuất ô tô hủy hợp đồng trị giá 1 triệu USD vào tuần trước vì hết hàng, Derek Gentile, giám đốc điều hành của công ty tức giận: “Họ không thể sản xuất những chiếc xe đã quảng cáo. Tại sao họ lại nói về những thứ mà thậm chí không có hàng để bán?”

Một nhà máy của General Motors gần thành phố Kansas đã phải đóng cửa từ tháng 2, trong khi nguồn cung chip bị xáo trộn. Mẫu xe Cadillac XT tồn kho hiện chỉ còn 2.000 chiếc trên khắp nước Mỹ vào tháng 4, thấp hơn 1/3 so với bình thường và có giá cao hơn mức niêm yết là 5.000 USD.

Andrew Arwood đã lái xe hơn 1 giờ để đến cửa hàng mua chiếc xe thể thao đa dụng Subaru Crosstrek. Khi đến cửa hàng, nhân viên cho biết chiếc xe đó đã hết hàng. Arwood đã tìm đến những đại lý khác, nhưng nhân viên không cho phép lái thử nếu anh không có tiền mặt và khoản vay đủ điều kiện. Arwood cho hay: “Ô tô được bảo vệ như được làm bằng vàng nguyên chất.”

Tham khảo Wall Street Journal


TIN LIÊN QUAN

Cơn “bão” giảm giá đổ bộ vào thị trường xe Việt, có mẫu giảm 159 triệu đồng

Trong tuần đầu tháng 6, hàng loạt các hãng xe ôtô nổi tiếng tại thị trường Việt Nam đều đồng loạt tung ra các chính sách ưu đãi giảm giá với hàng loạt mẫu xe từ bình dân đến hạng trung để kích cầu và cạnh tranh.

Xem chi tiết: Cơn “bão” giảm giá đổ bộ vào thị trường xe Việt, có mẫu giảm 159 triệu đồng

Toyota phải tạm dừng sản xuất hai nhà máy ở Nhật Bản do thiếu chip

Tình trạng thiếu chip bán dẫn đang ngày một ảnh hưởng nặng nề tới ngành công nghiệp xe hơi. Một nhà máy ô tô ở Nhật Bản sẽ phải tạm dừng sản xuất 8 ngày trong tháng 6/2021.

Xem chi tiết: Toyota phải tạm dừng sản xuất hai nhà máy ở Nhật Bản do thiếu chip

Xe Mazda sẽ “khan hàng” trong năm tài chính 2022, doanh số 2021 giảm 9%, thị trường Việt tăng trưởng không đáng kể

Bất chấp đại dịch COVID-19 lượng bán của Mazda trong năm tài chính 2021 đã có sự tăng trưởng rất nhẹ tại Việt Nam, tuy nhiên hãng đang đứng trước những khó khăn mới.

Xem chi tiết: Xe Mazda sẽ “khan hàng” trong năm tài chính 2022, doanh số 2021 giảm 9%, thị trường Việt tăng trưởng không đáng kể

Các hãng xe chỉ sản xuất những mẫu xe chủ lực do thiếu chip

Nhiều nhà sản xuất đã buộc phải thay đổi trọng tâm sản xuất sang các dòng sản phẩm đem lại lợi nhuận tốt hơn do tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trầm trọng hiện nay.

Xem chi tiết: Các hãng xe chỉ sản xuất những mẫu xe chủ lực do thiếu chip

Khủng hoảng linh kiện đẩy giá ô tô tăng

Sự khan hiếm và bùng nổ về giá của các nguyên liệu thiết yếu, linh kiện sản xuất có thể sẽ khiến cho giá ô tô tăng vọt trong thời gian tới.

Xem chi tiết: Khủng hoảng linh kiện đẩy giá ô tô tăng

Volkswagen gặp “khó” vì thiếu chip

Volkswagen đang trong "chế độ khủng hoảng" do liên tục thiếu chip ô tô ảnh hưởng đến lợi nhuận trong quý II.

Xem chi tiết: Volkswagen gặp “khó” vì thiếu chip

Chuyện lạ: Nhiều xe cũ được bán lại với giá cao hơn xe mới

Tình trạng xe mới bị hạn chế sản lượng vì thiếu chip bán dẫn đang khiến giá xe cũ tại một số quốc gia bị đẩy lên mức kỷ lục.

Xem chi tiết: Chuyện lạ: Nhiều xe cũ được bán lại với giá cao hơn xe mới

Xu hướng dòng xe SUV gầm cao cỡ nhỏ giá rẻ “lên ngôi”

Gần đây dòng xe SUV gầm cao, đa dụng cỡ nhỏ từ 5-7 chỗ đang "gặt hái" nhiều thành công tại thị trường Việt Nam khi doanh số các mẫu xe này liên tục trong top bán chạy của các tháng.

Xem chi tiết: Xu hướng dòng xe SUV gầm cao cỡ nhỏ giá rẻ “lên ngôi”

Nhà máy Subaru tạm ngừng hoạt động vì thiếu chip bán dẫn

Thị trường ô tô cuối năm: Đua khuyến mại khốc liệt trước giờ G

Đầu tháng 12, giá xe ô tô tiếp tục giảm sâu

Khó khăn sau dịch bệnh, loạt ô tô được ngân hàng rao bán với giá rẻ

Giá xe ô tô tháng 11 đầy biến động: Xe giảm giá vài trăm triệu đồng, xe tăng giá bán

Review Trải nghiệm Mazda CX-3: dấu chấm hết có thêm dấu chấm hết?

Helicron – xe ôtô cổ quái gần 90 tuổi, sử dụng công nghệ máy bay

5 giá trị cốt lõi của ô tô Honda mà bạn cần biết

Bài viết khác

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất