Cụ thể, trong một hội nhóm về xe đã xuất hiện hình ảnh loạt xe mang biển 51G.999.99, từ mẫu xe sang đến xe bình dân đến xe sang.
Theo nhiều ý kiến cư dân mạng thì chiếc xe này biển được photoshop hoặc dán vì phần viền biển số không thẳng và các chữ số trên biển cũng bị cong theo.
Chiếc Mercedes-Benz nhiều khả năng biển fake vì hình ảnh phần biển mờ hơn so với thân xe.
Chiếc Honda CR-V biển ngũ quý 9 khá giống thật
BMW trắng và theo nhiều người đây là biển thật vì khoảng cuối năm 2019 đã có một nữ chủ nhân của một chiếc BMW trắng đã bốc được biển 51G.999.99 gây xôn xao cộng đồng xe tại Việt Nam.
Cụ thể, một phụ nữ trẻ là chủ xe BMW 330i (khoảng 2,4 tỉ đồng) đã bấm được biển số 51G-999.99 tại điểm đăng ký xe Rạch Chiếc với lệ phí đúng quy định là 20 triệu đồng.
Hiện nay, chỉ cần vài thao tác trao đổi đơn giản trên mạng xã hội hoặc liên hệ thông qua số điện thoại, người dân dễ dàng sở hữu một chiếc biển số giả có màu sắc và số theo ý muốn. Vậy trường hợp dùng biển số xe giả bị xử lý như thế nào?
Biển số xe phải do cơ quan có thẩm quyền cấp mới được phép lưu hành. Trường hợp sử dụng biển số xe giả, cả người điều khiển phương tiện và chủ xe đều sẽ bị lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP với “lỗi điều khiển xe gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp” như sau:
Minh Long (Theo:tapchixe360.com)