Ở mọi nơi trên khắp thế giới khi nhắc đến siêu xe, người ta sẽ không thể không nhắc đến những chiếc “siêu bò” Lamborghini. Tại Việt Nam, mỗi khi hành trình siêu xe của Car Passion diễn ra đều thu hút được lượng quan tâm từ cộng đồng nhờ có những chiếc Lamborghini đình đám và đáng khao khát.
Nhìn vào vẻ hào nhoáng, sang chảnh của thương hiệu Lamborghini thời điểm hiện tại. Ít ai biết rằng Lamborghini từng phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, thậm chí là phá sản và nhiều lần phải bán mình để cứu vãn.
Với rất nhiều nỗ lực và cố gắng, từ hãng máy cày, Lamborghini ngày nay đã trở thành thương hiệu siêu xe hàng đầu thế giới. Hôm nay, hãy cùng muaxegiatot.vn nhìn lại lịch sử và những điều ít ai biết về Lamborghini.
- Sơ lược về thương hiệu Lamborghini
- Ý nghĩa logo và tên thương hiệu Lamborghini
- Lamborghini tiền thân là hãng sản xuất máy cày
- Lý do Ferrucio Lamborghini muốn sản xuất siêu xe
- Giai đoạn khủng hoảng của Lamborghini
- Lamborghini thăng hoa sau khi về tay Audi
- Những điều đặc biệt trong ngôn ngữ thiết kế của Lamborghini
Sơ lược về thương hiệu Lamborghini
Ngày 30/10/1963, doanh nhân người Ý Ferruccio Lamborghini đã chính thức thành lập hãng xe Automobili Lamborghini S.p.A. hay còn được gọi tắt là Lamborghini. Thương hiệu có trụ sở chính tại Sant’ Agata Bolognese, gần Bologna, Italy. Tính đến thời điểm hiện tại, Lamborghini là công ty con thuộc tập đoàn ô tô Volkswagen AG.
Ý nghĩa logo và tên thương hiệu Lamborghini
Tên thương hiệu Lamborghini được đặt theo tên của nhà sáng lập Ferrucio Lamborghini. Logo của hãng là một chú bò mộng màu vàng, các siêu xe của Lamborghini cũng thường được đặt theo tên những chú bò chiến dũng mãnh.
Không ít khách hàng nghĩ rằng logo “siêu bò” tượng trưng cho sức mạnh và tốc độ. Tuy nhiên, thực tế nó lại thể hiện cho ngày tháng sinh của người sáng lập -ngày tháng sinh của người sáng lập bởi ông thuộc chòm sao Kim Ngưu.
Lamborghini tiền thân là hãng sản xuất máy cày
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, nhu cầu về máy cày tăng cao tại Ý để có thể phát triển kinh tế.
Ferrucio Lamborghini với lợi thế có kinh nghiệm là kỹ sư cho Lực lượng Không quân của quân đội Italia, chuyên trách nhiệm và chuyên môn về động cơ. Ông đã nhanh chóng bắt lấy thời cơ để bắt đầu sản xuất những chiếc máy cày.
Để tiết kiệm thời gian sản xuất, Ferrucio Lamborghini đã mua những loại máy móc thừa của quân đội Italia sau chiến tranh với giá rất rẻ. Sau đó, ông cải tiến chúng thành những chiếc máy cày. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ferrucio Lamborghini đã nhanh chóng giàu có và trở thành một trong những doanh nhân trẻ giàu có nhất nước Ý thời điểm đó.
Lý do Ferrucio Lamborghini muốn sản xuất siêu xe
Sau khi trở nên giàu có từ việc bán máy cày, Ferrucio Lamborghini cũng như nhiều doanh nhân giàu có khác đều lựa chọn cho mình những chiếc xe thể thao. Tại thời điểm này, sở hữu một chiếc siêu xe Ferrari là mơ ước của bất kỳ đấng mày râu nào.
Ferrucio Lamborghini không chỉ sở hữu 1 mà có tới 2 chiếc Ferrari. Trong quá trình sử dụng, ông nhận ra những nhược điểm của xe Ferrari khi thường sử dụng vượt hạn mức của bộ ly hợp.
Ferrucio Lamborghini đã phát hiện bộ ly hợp trên 2 chiếc xe Ferrari giống hệt với bộ ly hợp trên những chiếc máy cày của mình. Tự tin có thể biến những chiếc Ferrari có thể hoạt động mạnh mẽ hơn với bộ ly hợp mới tốt hơn. Ferrucio Lamborghini đã mạnh dạn đến gặp Enzo Ferrari – ông chủ của thương hiệu Ferrari để trình bày ý tưởng.
Đáp lại sự nhiệt tình của Ferrucio Lamborghini, Enzo Ferrari đã nói rằng: “ Ông chỉ là một người sản xuất máy cày và chả biết gì về những chiếc xe thể thao”. Lời nói này chẳng khác nào một gáo nước lạnh, vì thế Ferrucio Lamborghini đã quyết định sẽ tự sản xuất những chiếc siêu xe.
Ngày 30/10/1963, Ferrucio Lamborghini chính thức thành lập Automobili Lamborghini S.p.A. và bắt đầu sản xuất những chiếc “siêu bò” đi vào lịch sử.
Giai đoạn khủng hoảng của Lamborghini
Chỉ 10 năm sau khi ra thành lập, Lamborghini buộc phải bán 51% cổ phần cho nhà đầu tư Thụy Sĩ – Georges-Henri Rossetti để cứu vãn tình hình khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973. Một năm sau đó, Ferrucio Lamborghini cũng đã bán luôn phần còn lại cho nhà đầu tư René Leimer cũng đến từ Thụy Sĩ.
Đến năm 1980, anh em nhà Mimran vốn rất nổi tiếng trong ngành thực phẩm đã mua lại tất cả cổ phần tư 2 nhà đầu tư Thụy Sĩ. Sau đó, toàn bộ của phần của Lamborghini đã được chuyển sang nhà sản xuất ô tô Chrysler vào tháng 4/1987.
Không lâu sau đó vào năm 1993, Lamborghini tiếp tục bị bán cho nhóm nhà đầu tư Indonesia. Sau cùng, hãng xe Audi trực thuộc tập đoàn Volkswagen đã mua lại Lamborghini và nắm quyền sở hữu cho đến thời điểm hiện tại.
Lamborghini thăng hoa sau khi về tay Audi
Về tay Audi có thể nói là bước ngoặt quan trọng nhất trong lịch sử của Lamborghini. Tại đây, những chiếc “siêu bò” đã được hồi sinh một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bởi không chỉ sở hữu sức mạnh khủng khiếp, Lamborghini giờ đây còn có độ tin cậy tiêu chuẩn Đức.
Ngay từ khi tiếp quản Lamborghini, ông chủ của hãng xe Volkswagen và Audi đều nhanh chóng nhận ra được vấn đề rằng hãng siêu xe này cần. Đó là là đường lối lãnh đạo, kiểm soát chất lượng và một điểm tựa tài chính. Bởi nền tảng kỹ thuật và thiết kế tuyệt đỉnh của Lamborghini khó có đối thủ nào có thể sánh kịp.
Alessandro Farmesch – người đứng đầu phân nhánh Lamborghini khu vực Châu Mỹ đã nhiều năm gắn bó với thương hiệu chia sẻ: Trước khi về Audi, chúng tôi cảm thấy mọi thứ rất mờ nhạt khi không có hướng đi và chẳng biết tương lai sẽ ra sao.”
“Tuy nhiên Audi đã thay đổi mọi thứ, chúng tôi có hương đi rõ ràng và làm việc bài bản hơn. Cụ thể là tối ưu hơn cho các quy trình và kiểm soát chất lượng sản phẩm vốn không quá được chú trọng trước đây.”
Đến năm 2000, doanh thu của Lamborghini tăng gấp 10 lần dù đang diễn ra các cuộc khủng hoảng tài chính.
Tốc độ tăng trưởng của Lamborghini ngày càng đi lên cho đến tận ngày nay khi đã trở thành hãng siêu xe đình đám nhất thế giới. Đây là thành quả xứng đáng mà Audi đáng nhận được cho những nỗ lực vực dậy thương hiệu tưởng chừng đã đi đến hồi kết.
Những điều đặc biệt trong ngôn ngữ thiết kế của Lamborghini
Đối với một chiếc siêu xe, sức mạnh động cơ rất quan trọng nhưng ngôn ngữ thiết kế mới chính là “linh hồn” thực sự. Hãng xe đến từ Ý rất thích sử dụng những khối lục giác ở khắp mọi nơi trên xe, từ nắp ca pô, cửa xe hay thậm chí là ống xả.
Bên cạnh đó, Lamborghini còn sử dụng chất liệu carbon cho rất nhiều chi tiết, điều ít xuất hiện trên các mẫu xe đối thủ. Bởi việc sử dụng nhiều khiến chi phí tăng cao, đồng thời đòi hỏi thiết kế phải thật tỉ mỉ.
Đó là lý do vì sao những chiếc Lamborghini luôn có trọng lượng nhẹ và có độ bám đường tốt hơn hẳn các đối thủ. Một điều trùng hợp là cacbon có số nguyên tử bằng 6, tương ứng với thiết kế đậm chất hình lục giác.
??? Tham khảo bảng giá xe Lamborghini: https://muaxegiatot.vn/gia-xe-lamborghini.html
??? Mua bán xe Lamborghini: https://muaxegiatot.vn/mua-xe-oto/mua-xe-lamborghini