Trong khi ngành công nghiệp ô tô thế giới đang “điêu đứng” vì thiếu chip bán dẫn để sản xuất và lắp ráp thì tại Việt Nam lại khá yên bình. Thế nhưng liệu rằng đây có phải là khoảng lặng trước giông bão?

Với sự đi lên của xã hội cũng như đời sống con người, việc sở hữu ô tô không còn là một giấc mơ quá xa vời. Không chỉ tại Việt Nam, phương tiện di chuyển bốn bánh đang ngày càng được ưa chuộng trên thế giới và tất nhiên khi nhu cầu của người dùng ngày càng tăng mạnh, các hãng xe cũng tích cực hơn trong việc mở thêm nhà máy nhằm tăng nguồn cung, ra mắt đủ loại xe đa dạng từ kích thước cho đến giá bán để phục vụ khách hàng.





Những tưởng mọi thứ sẽ êm đẹp sau khi vượt qua những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mới đây ngành công nghiệp ô tô thế giới lại gặp phải mối nguy mới: khủng hoàng chip bán dẫn.

Toàn cầu lâm vào tình trang khan hiếm chip bán dẫn

Chip bán dẫn là một chi tiết vô cùng quan trọng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Hễ liên quan đến thiết bị điện tử, chip bán dẫn là chi tiết không thể thiếu. Chúng được sử dụng để lắp ráp điện thoại, máy tính, máy chơi game,… và cả ô tô. Cụ thể, các bộ phận trọng yếu của xe hơi đều phụ thuộc vào chip bán dẫn, ví dụ như bộ điều khiển động cơ và các hệ thống hỗ trợ lái xe, phanh ABS hoặc một số tính năng an toàn. Do đó, hiện tượng khan hiếm chất bán dẫn đồng nghĩa với việc ô tô không đủ khả năng vận hành để bán ra thị trường.

Khủng hoảng chip bán dẫn liệu có đến với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam?

Thực tế, quả “bom” mang tên khủng hoảng chip bán dẫn đã bắt đầu được kích hoạt từ khi cơn sóng đầu tiên của đại dịch Covid-19 cập bờ. Việc khắp các quốc gia trên thế giới lần lượt phát lệnh giãn cách toàn xã hội khiến nhiều nhà máy sản xuất chip lớn tại các đất nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Mỹ phải đóng cửa. Điều này tạo thành một hiệu ứng domino và cú hích đầu tiên đến từ việc nền kinh tế thế giới dần phục hồi vào nửa cuối năm 2020, nhu cầu mua sắm ô tô của người dùng trên toàn thế giới tăng mạnh khiến các hãng xe đẩy mạnh hiệu suất sản xuất.


Chi tiết hơn, khi các nhà máy bị đóng cửa, nhiều hãng xe lớn bắt buộc phải hủy đơn đặt hàng chip bán dẫn. Đến quý III của năm 2020, thị trường ô tô thế giới bất ngờ tăng mạnh trở lại khiến nhiều nhà sản xuất “trở tay không kịp”, vội vàng đặt mua chip để đẩy mạnh sản xuất nhưng lúc đó thời gian phải chờ chip đã lên tới hơn 3 tháng.

Không chỉ vậy, khi các quốc gia thường xuyên phát lệnh phong tỏa, dân chúng phải ở nhà nhiều hơn và từ đó phát sinh các nhu cầu về giải trí. Đó cũng là lý do doanh số bán hàng của các hãng phát triển máy chơi game như Nintendo, Microsoft hay Sony tăng mạnh trong năm 2020. Tất cả những yếu tố này khiến “nạn đói” chip trở thành cơn ác mộng kinh hoàng đối với thế giới, thậm chí còn tệ hơn những ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 đầu tiên theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu thị trường.

Các hãng xe phải sống chung với “lũ”

Trong lúc chờ chip, các nhà máy lắp ráp không thể “ngồi không” nên các hãng xe đều chủ động lắp sẵn xe chỉ chờ có hàng là hoàn thiện và xuất ra thị trường. Thế nhưng khi các đơn đặt hàng ngày một chồng chất, các nhà mày sản xuất chip liên tục nằm trong tình trạng quá tải. Thời gian giao chip cho các hãng xe ngày càng lâu và hệ quả là hàng chục nghìn xe ô tô chưa thể xuất xưởng. Ví dụ như Ford tại Mỹ có hơn 20.000 xe nằm rải rác tại các kho bãi, sân bay hoặc thậm chí là trang trại ở Mỹ ghi nhận vào hồi tháng 3/2021, một trường hợp khác là Toyota tại Nhật Bản với 20.000 xe cũng đang tạm thời chỉ để “trang trí”.

Khủng hoảng chip bán dẫn liệu có đến với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam?

Chi phí kho bãi, vận chuyển, rồi khấu hao đánh lên những chiếc xe ô tô chưa thể xuất xưởng cũng là một vấn đề khiến các hãng xe phải đau đầu. Vì lẽ đó, các ông lớn như Toyota, Honda, Ford, Jaguar Land Rover, Volkswagen hay Mercedes-Benz không thể không thu nhỏ quy mô sản xuất hoặc thậm chí là tạm thời đóng cửa nhà máy. Điều này khiến hàng nghìn công nhân lâm vào tình trạng thất nghiệp tạm thời hoặc bị cắt giảm giờ công.

Theo trang Nikkei, Toyota đã thông báo về việc tạm dừng 3 dây chuyền lắp ráp tại 2 nhà máy ở Nhật Bản trong tối đa 8 ngày kể từ ngày 7/6/2021 tới đây. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất của 3 mẫu xe là Toyota C-HR, Yaris Cross và Yaris (hatchback), ước tính đầu ra sẽ bị giảm tới 20.000 xe trong 8 ngày này. Tương tự, trang Entrepreneur cũng đưa tin về việc Mitsubishi có khả năng sẽ giảm lượng xe sản xuất tới 30.000 chiếc tại 5 nhà máy đặt ở Nhật Bản, Thái Lan và Indonesia vào tháng 6 tới đây.

Khủng hoảng chip bán dẫn liệu có đến với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam?


Dẫu vậy, thiệt hại của Toyota và Mitsubishi vẫn còn được xem là tương đối nhẹ nếu như so với các hãng xe Nhật Bản khác. Theo trang CNBC đưa tin, ông Makoto Uchida – CEO của Nissan đã xác nhận sản lượng xe Nissan toàn cầu trong năm 2021 sẽ giảm mạnh tới 500.000 xe vì thiếu hụt chip bán dẫn cũng như việc giá nguyên liệu thô tăng mạnh. Trong khi đó, Ford dự kiến sản lượng xe được sản xuất trong năm 2021 sẽ giảm tới 1,1 triệu chiếc với các sản phẩm thuộc diện ảnh hưởng bao gồm: Ford Explorer, F-150, Mustang và Bronco Sport.

Ảnh hướng tới khách hàng

Theo dự đoán của một số nhà phân tích thị trường, khủng hoảng chip bán dẫn trên toàn thế giới có khả năng sẽ kéo dài cho đến hết năm 2022, thậm chí có thể sang đến năm 2023. Vì lẽ đó, các hãng xe cũng bắt đầu tìm kiếm giải pháp thay thế, từ việc tập trung lắp ráp những mẫu xe “hot”, giảm hiệu suất xuất xưởng xe bán chậm cho tới cắt bỏ một số trang bị cao cấp trên sản phẩm của mình.

Để đảm bảo tiến độ sản xuất Nissan sẽ tạm thời cắt bỏ hệ thống định vị khỏi hàng ngàn mẫu xe – theo trang Bloomberg đưa tin. Trong khi đó, gương chiếu hậu thông minh tự động phát hiện điểm mù vốn là trang bị tiêu chuẩn trên các mẫu bán tải Ram 1500 giờ đây cũng đã biến mất. Tương tự, Renault cũng loại bỏ “option” bảng đồng hồ kỹ thuật số hiện đại cho mẫu SUV Arkana.

Khủng hoảng chip bán dẫn liệu có đến với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam?

Đáng nói rằng, dù tạm thời cắt bỏ những trang bị này, giá bán của xe khi đến tay khách hàng vẫn không đổi. Chưa kể, nguồn cung của xe bị hạn chế đồng nghĩa với việc giá bán tại đại lý sẽ bị kênh thêm và giá xe đã qua sử dụng cũng bị đẩy cao hơn so với thời điểm trước đó.

Tình trạng khan hiếm chip liệu có tác động tới thị trường Việt Nam?

Trong khi ngành công nghiệp ô tô thế giới đang “chao đảo” vì khủng hoảng chip bán dẫn thì mảng ô tô tại Việt Nam lại tương đối yên ả, thế nhưng khi cả tàu ngựa đều đau thì con ngựa còn lại cũng khó có thể bình yên. So với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có lợi thế hơn nhờ công tác chống dịch tốt.

Vào lúc dịch Covid-19 đạt đỉnh ở nước ta (cuối tháng 3/2020), một số hãng xe cũng phải tạm thời đóng cửa nhà máy lắp ráp như Ford hay Toyota nhưng thời gian không quá lâu, các hoạt động sản xuất có bị gián đoạn nhưng nhìn chung vẫn duy trì tốt hơn các nước khác. Vậy nên ở những tháng cuối năm 2020 khi các thị trường lớn trên thế giới bắt đầu gặp hiện tượng khan hàng do thiếu chip bán dẫn để lắp ráp thì ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam vẫn nở rộ nhờ ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô nội địa của Chính phủ.

Thế nhưng bước sang năm 2021, “nạn đói” chip cũng bắt đầu gõ cửa Việt Nam. Trước mắt là một số mẫu xe nhập khẩu như Suzuki XL7, Ertiga sẽ bị giới hạn nguồn cung trong 3 tháng từ tháng 5 – 7/2021 do nhà máy lắp ráp tại Indonesia hiện đang khan hiếm linh, phụ kiện cần thiết để lắp ráp, theo như thông báo của Suzuki Việt Nam. Tuy rằng hãng không hé lộ chi tiết nhưng một số nguồn tin cho hay nguyên nhân đứng sau tình trạng này là do khan hiếm chip bán dẫn khiến Suzuki Indonesia không thể không thu hẹp quy mô sản xuất.

Thậm chí, bản thân Suzuki tại quê nhà Nhật Bản dường như cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng này bởi theo các trang Reuters đưa tin, Suzuki dự kiến sẽ tạm đóng cửa 3 nhà máy đặt tại tỉnh Shizuoka, Nhật Bản trong khoảng 3 – 9 ngày vào tháng 6/2021.

Ngay sau Suzuki, ở cuối tháng 4/2021 vừa qua Mitsubishi Việt Nam cũng thông báo về việc trì hoãn lịch giao xe trong khoảng 20 ngày đối với những sản phẩm như Mitsubishi Xpander, Outlander bản lắp ráp trong nước và Mitsubishi Attrage (nhập khẩu Thái Lan). Theo một số nguồn tin, việc chậm trễ này cũng là do hãng thiếu hụt nguồn cung chip bán dẫn để sử dụng trong các linh kiện điện tử. Dự kiến, nguồn cung các mẫu xe nhập khẩu của Mitsubishi Việt Nam trong tháng 6 tới đây có khả năng sẽ bị hạn chế bởi như thông tin trước đó, tập đoàn Mitsubishi có kế hoạch cắt giảm sản xuất khoảng 30.000 xe tại 5 nhà máy đặt tại Nhật Bản, Thái Lan và Indonesia.

Khủng hoảng chip bán dẫn liệu có đến với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam?

Như vậy, việc khan hiếm nguồn cung chip bán dẫn không chỉ ảnh hưởng tới các mẫu xe nhập khẩu về Việt Nam mà “nanh vuốt” đã có dấu hiệu chạm tới các sản phẩm được lắp ráp trong nước. Về phía THACO – đơn vị đang lắp ráp nhiều ô tô nhất Việt Nam do được ủy quyền phân phối một số thương hiệu như Kia, Mazda và Peugeot, được biết rằng hiện tại các hoạt động sản xuất vẫn diễn ra như bình thường, chuỗi cung ứng linh kiện vẫn đáp ứng theo kế hoạch. Việc Kia Seltos không có sẵn xe tại đại lý để giao ngay là do cầu vượt cung, dây chuyền lắp ráp lại lâm vào tình trạng quá tải như lúc mẫu SUV đô thị cỡ B này ra mắt vào năm ngoái chứ không phải do thiếu hụt nguồn cung chip bán dẫn như một số tin đồn gần đây.

Tuy nhiên, với nhu cầu của người dùng trên toàn thế giới ngày càng tăng mạnh đối với các sản phẩm thiết bị điện tử như máy tính, máy chơi game, điện thoại,… trong khi nguồn cung của chip bán dẫn vẫn còn hạn chế, rất có khả năng “cơn bão” này sẽ đánh sâu vào Việt Nam trong thời gian tới. Tất nhiên rằng hiện tại một số công ty công nghệ lớn như Intel hay TSMC cũng đang gấp rút chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy lắp ráp chip mới để giải quyết cơn khát chip trên toàn cầu. Nhưng ít nhất phải đến năm 2023 các nhà máy này mới được hoàn thiện để đi vào hoạt động sản xuất.

Trong trường hợp tình trạng khan hiếm chip bán dẫn ảnh hưởng mạnh tới nguồn cung của cả xe nhập khẩu lẫn xe lắp ráp tại Việt Nam, nhiều người lo ngại rằng hiện tượng “bia kèm lạc” sẽ xảy ra. Người dùng sẽ phải chi trả thêm nếu muốn nhận xe sớm hoặc phải chấp nhận ký cọc chờ tới vài tháng mới có thể nhận xe.

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Kia hé lộ Sportage hoàn toàn mới: Thiết kế của xe Hàn đang dần “Âu hóa”?

Thương hiệu xe hơi đến từ Hàn Quốc Kia vừa qua đã công bố những hình ảnh đầu tiên của mẫu xe Kia Sportage thế hệ mới nhất. Sự ra đời của mẫu xe với thiết kế hiện đại này là thành quả của sự phối hợp giữa mạng lưới…

Xem chi tiết: Kia hé lộ Sportage hoàn toàn mới: Thiết kế của xe Hàn đang dần “Âu hóa”?

Lộ ảnh Bugatti Veyron thứ 2 về Việt Nam, ngoại thất 2 màu, giá bán vẫn là ẩn số

Chiếc Bugatti Veyron thứ 2 đang trên đường về Việt Nam vừa được một đại lý siêu xe “nhá hàng”. Bugatti Veyron thứ 2 sở hữu 2 tông màu, khác với chiếc của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Bugatti Veyron thứ 2 sẽ về Việt Nam bởi một doanh nghiệp…

Xem chi tiết: Lộ ảnh Bugatti Veyron thứ 2 về Việt Nam, ngoại thất 2 màu, giá bán vẫn là ẩn số

Cũng có lưới tản nhiệt “siêu to khổng lồ”, nhưng bản đua của BMW M4 “chất” từ thiết kế tới hiệu năng

Lưới tản nhiệt quá khổ của phiên bản đua BMW M4 GT3 giúp nó có khả năng vận hành bền bỉ, và kết hợp với những chi tiết khổng lồ khác tạo thành một tổng thể hợp mắt.

Xem chi tiết: Cũng có lưới tản nhiệt “siêu to khổng lồ”, nhưng bản đua của BMW M4 “chất” từ thiết kế tới hiệu năng

BMW 4 Series Gran Coupe hoàn toàn mới ra mắt: rộng rãi hơn, hiện đại hơn

Sau dòng 3 và dòng 4 hai cửa, BMW hôm nay mới tung ra phiên bản hoàn toàn mới của chiếc 4 Series với 4 cửa, kiểu dáng thể thao. Chiếc 4 Gran Coupe của năm 2022 sở hữu cụm lưới tản nhiệt to và rộng theo thiết kế mới…

Xem chi tiết: BMW 4 Series Gran Coupe hoàn toàn mới ra mắt: rộng rãi hơn, hiện đại hơn

Cadillac Escalade 2021 đầu tiên về Việt Nam, giá bán chưa công bố

Mẫu SUV hạng sang cỡ lớn Cadillac Escalade 2021 đã xuất hiện tại Việt Nam. Xe được đưa về nước bởi đơn vị nhập khẩu tư nhân.

Xem chi tiết: Cadillac Escalade 2021 đầu tiên về Việt Nam, giá bán chưa công bố

Giới hạn chiều rộng và chiều dài hàng hóa của xe khi tham gia giao thông

Khổ giới hạn chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa của xe khi tham gia giao thông đường bộ được quy định cụ thể tại Điều 19 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT.

Xem chi tiết: Giới hạn chiều rộng và chiều dài hàng hóa của xe khi tham gia giao thông

Xuất hiện VinFast Lux A2.0 độ cực KHỦNG, thiết kế lạ, hầm hố như siêu xe

VinFast Lux A2.0 được một gara siêu xe của người Việt cho ra mắt với bản độ cực ngầu. Thiết kế lạ mắt với nhiều chi tiết độ đặc biệt khiến VinFast Lux A2.0 nhìn như siêu xe. Một garage tại TP.HCM vừa hoàn thành bản độ VinFast Lux A2.0…

Xem chi tiết: Xuất hiện VinFast Lux A2.0 độ cực KHỦNG, thiết kế lạ, hầm hố như siêu xe

Toyota Việt Nam mở rộng hệ thống đại lý, ra mắt Toyota Bến Tre

  Toyota Bến Tre có địa chỉ tại Quốc lộ 60, ấp Phước Thạnh, xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, hoạt động từ ngày 08/06/2021, đưa tổng số Đại lý/Chi nhánh đại lý và Trạm uỷ quyền của Toyota lên con số 75.

Xem chi tiết: Toyota Việt Nam mở rộng hệ thống đại lý, ra mắt Toyota Bến Tre

Xe bán tải cỡ nhỏ Ford Maverick chính thức ra mắt

Xe ga 125 cc có phanh ABS: Từ bình dân đến 400 triệu đồng

Apple đàm phán mua pin xe điện của 2 công ty Trung Quốc

Đất nước gọi, 2 doanh nhân chơi siêu xe có tiếng trả lời với 1 tỷ đồng cho quỹ vắc xin phòng chống COVID-19

BMW X3 2022 được trang bị gì để cạnh tranh Mercedes GLC?

Soi dàn xế hộp các sao nam Trường Giang, Phan Mạnh Quỳnh mua tặng vợ

‘Khủng long’ Cadillac Escalade 2021 đầu tiên về Việt Nam, giá chỉ khoảng 8 tỷ đồng

“Xế phượt” Ý Moto Morini X-Cape 650 ra mắt tại thị trường Trung Quốc, thách thức Yamaha Tenere 700

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất