Việc tìm hiểu về ưu điểm của hệ dẫn động 4 bánh cũng như thời điểm phù hợp để sử dụng chế độ này sẽ giúp lái xe giữ xe tốt lái xe an toàn.
Hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian (4×4/4WD)
Qui tắc hoạt động của hệ thống dẫn động này như sau: lực sẽ đi từ động cơ đến ly hợp và hộp số, sau đó tiếp tục được chuyển đến hộp phân phối. Ở hộp phân phối, lực sẽ được phân ra thành hai hướng khác nhau để truyền tới cầu trước và cầu sau bằng các trục truyền động phù hợp.
Chỉ khi cần thiết thì 2 cầu mới được gài bằng tay, vì vậy hệ dẫn động này đã được đặt tên là “dẫn động 4 bánh bán thời gian”, hệ thống này khác với hệ thống dẫn động bốn bánh toàn thời gian. Trên thị trường xe hơi hiện nay, những mẫu xe thông dụng sử dụng hệ dẫn động này có thể kể tới là Mazda BT-50, Ford Everest 4×4, Ford Ranger 4×4, Toyota Fortuner 4×4… Nhờ đặc điểm cầu chậm, hệ dẫn động này thường được áp dụng cho các dòng xe việt dã, xe cỡ lớn.
Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian
Vi sai trung tâm thường không được lắp đặt cho hệ dẫn động 4WD. Cả hai cầu của xe sẽ có tốc độ quay giống nhau (vì được nối cứng với nhau) khi lái xe gài hai cầu để xe vượt những địa hình khó. Động cơ sẽ phân bố đều mô men xoắn đến cả hai cầu, việc hai cầu quay cùng tốc độ sẽ giúp động cơ tạo ra lực kéo để xe di chuyển trên những địa hình phức tạp.
Thời điểm cần chuyển sang chế độ hệ dẫn động 4 bánh (4WD)
Trong những tài liệu hướng dẫn sử dụng xe hai cầu, luôn luôn có phần thông tin về chế độ dẫn động 4 bánh. Có thể tóm tắt qui trình truyền động của hệ dẫn động 4 bánh như sau: lực bắt đầu từ động cơ, đi tới hộp số chính, sau đó là hộp số phụ và kết thúc ở cầu tước và cầu sau. Cấu tạo này giúp mô men xoắn được truyền một cách trực tiếp tới hai cầu của xe và mô men xoắn của cả hai cầu đều tương đương.
Hệ dẫn động bốn bánh có ưu điểm rất lớn đó là thuận lợi cho việc di chuyển ở nhiều địa hình khó như đường gồ ghề, trơn trượt, đường có dốc cao… Những xe sử dụng hệ dẫn động này sẽ có sức kéo khỏe, dễ dàng leo dốc. Tuy nhiên, hệ dẫn động này cũng có một số nhược điểm như thiếu độ trượt sai lệch cho phép khi xe vận hành trên cung đường có độ bám tốt. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà sản xuất xe đã trang bị thêm cho hệ dẫn động này một hệ thống phân chia thời gian hoạt động của hai cầu xe. Do vậy, có lúc xe dẫn động 1 cầu, có lúc thì cả 2 cầu.
Để vượt qua chướng ngại vật trên đường
Thời điểm cần chuyển xe sang chế độ truyền động bốn bánh chính là trước khi xe gặp chướng ngại vật như ổ gà, sỏi đá… Ngay khi tiến vào phần đường có địa hình gồ ghề, nhiều chướng ngại vật thì lái xe cần chuyển bộ gài cầu trước sang chế độ khóa (nếu bộ gài trước được gài bằng tay).
Để vượt qua chướng ngại vật trên đường, lái xe cần chuyển xe sang chế độ 4WD
Việc chuyển xe sang chế độ 4WD có thể thực hiện ngay trên xe hay xoay bộ gài cầu. Lái xe hãy nhớ chuyển xe sang chế độ 4WD ngay khi nhận thấy điều kiện đường bắt đầu xấu. Đây chính là thời điểm phù hợp nhất để chuyển xe san hệ dẫn động 4 bánh. Thậm chí ngay cả khi di chuyển trên được đất, lái xe cũng cần chuyển xe sang hệ dẫn động này, xe sẽ dễ dàng di chuyển hơn, đây cũng là cách lái xe an toàn. Ngoài ra, việc chuyển xe sang hệ dẫn động 4WD khi xe không di chuyển trên đường nhựa còn giúp hạn chế sự mài mòn các bộ phận bên trong động cơ xe vì lực kéo của hai cầu đã được chia bằng nhau.
Khi rời khỏi đường nhựa
Lưu ý đối với những dòng xe sử dụng hệ dẫn động truyền động 4 bánh bán thời gian: lái xe phải gài cầu phụ ở mức 4H/4L. Nếu có bộ gài cầu thì cần chuyển nó sang chế độ khóa. Đối với đường đất, nhiều cát, cỏ hoặc bùn lầy, sỏi nhỏ thì hãy sử dụng chế độ 4H. Đây là chế độ truyền đống 4 bánh với tốc độ cao.
Lái xe cần chuyển xe sang 4WD khi rời khỏi đường nhựa
Đối với những địa hình phức tạp và khó khăn hơn như bùn lầy dày, đá to, dốc lớn, cát sụt… thì hãy sử dụng chế độ 4L để đảm bảo an toàn cho xe vì đây là chế độ tốc độ chậm. Với chế độ 4L, xe có thể bò thật chậm để vượt qua địa hình đồng thời động cơ vẫn hoạt động với dải tốc độ có mô men xoắn lớn. Lực kéo của xe được tận dụng triệt để, tốc độ di chuyển chậm cũng đảm bảo độ an toàn cho xe.
Minh Duyên