Sáng qua (9/11/2020), Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã cho thông xe đường vành đai 2 trên cao, đoạn Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở. Riêng đoạn từ ngã tư Vọng tới cầu Vĩnh Tuy hiện vẫn chưa thể đưa vào khai thác bởi vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Sáng 9/11/2020 Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã cho thông xe đường vành đai 2 trên cao, đoạn Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở (Ảnh: PHẠM TUẤN)
Vì đây là phần đường chỉ dành riêng cho ô tô, nên trong ngày hôm qua rất nhiều ofer đã tranh thủ lái xe qua để trải nghiệm thử. Qua lời các ofer nhận xét, đường vành đai 2 trên cao (đoạn Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở) được đầu tư khá đồng bộ về hạ tầng. Trên đường hệ thống lan can cách âm, hệ thống thoát nước đều đã được hoàn thiện…
Các xe ô tô lưu thông trên đường vành đai 2 trên cao (đoạn Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở) được phép chạy với vận tốc tối đa 80km/h.
Đường vành đai 2 trên cao (đoạn Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở) được kỳ vọng là sẽ làm giảm áp lực cho đường Trường Chinh
Trước khi đưa vào sử dụng, đường vành đai 2 trên cao (đoạn Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở) được kỳ vọng là sẽ làm giảm áp lực cho tuyến đường Trường Chinh vốn nổi tiếng tắc đường từ hàng chục năm nay.
Tuy nhiên, sáng 10/11/2020 (chỉ 1 ngày sau khi thông xe đường trên cao Vọng – Sở) toàn bộ khu vực Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở đã bị ùn tắc cục bộ.
Chỉ 1 ngày sau khi thông xe đường trên cao Vọng – Sở, toàn bộ khu vực Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở đã bị ùn tắc cục bộ
Theo phản ánh của người dân: “Tình trạng ùn tắc bắt đầu xảy ra từ khoảng 6 giờ 30 phút. Mặc dù có thêm đường dành cho ô tô nhưng các xe ô tô đi đến đây lại “mắc” đèn giao thông. tình trạng hỗn loạn nên rất ít phương tiện tiếp cận được với đường trên cao”.
Trước mắt, người dân cần di chuyển trên các tuyến đường trong khu vực Ngã Tư Sở – Ngã Tư Vọng nên sắp xếp thời gian để tránh các khung giờ cao điểm. Nhiều người cũng dự đoán: “Năm sau thông từ cầu Vĩnh Tuy đến tận đây thì còn tắc hơn nhiều”.
Bài viết được chia sẻ dựa trên kinh nghiệm của Ofer. Mời quý độc giả tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình qua địa chỉ email: otofun@otv.vn