Tại một số showroom Mercedes trong nước, do thiếu nguồn cung xe, khách hàng có thể phải trả cho nhà phân phối cao hơn 8%-10% giá niêm yết (trước đây trung bình là 3%- 6%) đối với một số mẫu xe.

VAMA, nhà phân phối xe, doanh số bán hàng, xe sang, hải quan

Do việc thiếu nguồn cung chip kéo dài trên toàn cầu đã dẫn tới tình trạng thiếu xe tại Việt Nam, thực trạng này khiến cho các nhà phân phối được hưởng lợi khi tận dụng tình trạng khan hiếm để gia tăng lợi nhuận kiếm được trên mỗi xe. Trong khi đó, nhu cầu xe ô tô hạng sang đã tăng mạnh nhờ sự tích cực của thị trường ô tô trong nước cùng với nền so sánh thấp năm ngoái.





Đơn cử như Haxaco, nhà phân phối Mercedes-Benz tại Việt Nam công bố trong quý 1/2021, tổng doanh thu đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (tăng 56% so với cùng kỳ) và lợi nhuận ròng hơn 55 tỷ đồng (tăng 17 lần so với cùng kỳ), với tổng sản lượng xe Mercedes đã bán trong quý ước tính tăng 45% so với cùng kỳ.

Nhu cầu xe Mercedes nói riêng và dòng xe hạng sang nói chung tiếp tục tăng mạnh theo đà hồi phục của thị trường ô tô Việt Nam, trong khi nhà phân phối kiếm lời nhiều hơn nhờ khả năng đàm phán giá cao hơn với khách hàng, trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung xe hạng sang trong nước.

Tại một số showroom Mercedes trong nước, do thiếu nguồn cung xe, khách hàng có thể phải trả cho nhà phân phối cao hơn 8%-10% giá niêm yết (trước đây trung bình là 3%- 6%) đối với một số mẫu xe. Thậm chí, thời gian bàn giao xe cũng kéo dài hơn từ 4 đến 10 tháng.


Theo các nhà cung cấp chip lớn nhất thế giới (Samsung, Intel, TSMC), tình trạng khan hiếm chip có thể kéo dài từ 1 tới 2 năm, lâu hơn rất nhiều so với ước tính trước đó là chỉ từ 4 đến 6 tháng. Điều này là do nhu cầu chip cho thiết bị điện tử và ô tô liên tục tăng cùng với việc xây dựng các nhà máy mới bị trì hoãn vì nhiều lý do trong thời điểm dịch bệnh.

Ở phân khúc thấp hơn, hãng xe MG tiếp tục thâm nhập thị trường Việt Nam với chiết khấu cao cho các đại lý phân phối và đã bắt đầu ghi nhận kết quả bán hàng tích cực.

Theo Tổng cục Hải quan, tổng lượng xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng ở mức kỷ lục 480% so với cùng kỳ trong tháng 4/2021, trong đó thương hiệu BEIJING và MG có mức tăng trưởng cao nhất.

Riêng tại Haxaco, một nhà phân phối của xe MG, lượng xe phân phối từ 40-50 xe MG/tháng, chiếm đáng kể so với doanh số mảng cốt lõi của công ty là bán xe Mercedes (200-220 xe/ tháng).Haxaco cho biết, mảng phân phối xe MG đã bắt đầu hòa vốn về lợi nhuận chỉ sau 6 tháng đi vào hoạt động, thậm chí thiếu xe để bán trong quý 1/2021.

Để gia tăng sức hút với khách hàng, một số nhà phân phối đã thay đổi chính sách thu hút khách hàng bằng cách tiếp cận mới hơn. Trong đó, thay vì chiết khấu tiền mặt trực tiếp cho khách mua xe, một số nhà phân phối đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào dự án bất động sản nghỉ dưỡng nhằm cung cấp chương trình khuyến mãi/quà tặng nghỉ dưỡng cho khách hàng mua xe. Quà tặng thay thế này sẽ giảm chiết khấu tiền mặt trực tiếp cho khách, trong khi có thể có tiềm năng tăng giá trong dài hạn và sẽ là khoản đầu tư đáng kể nếu bất động sản tăng giá.


Dựa trên lượng khách hàng đăng ký và đặt cọc, nhu cầu mua xe của khách hàng đến thời điểm hiện tại đã tăng cao hơn so với quý 1/2021. Điều này cho thấy sự khởi sắc của thị trường bất chấp dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Trước đó VAMA công bố doanh số bán hàng quý 1/2021 tăng 32% so với cùng kỳ, lên 66.191 chiếc. Trong đó, doanh số xe du lịch đã có sự phục hồi mạnh khi tăng 34%, đạt 49.428 chiếc.

Động lực tăng trưởng đến từ các hãng xe Mitsubishi, VinFast, Mercedes-Benz, MG và Honda chủ động hỗ trợ phí trước bạ cho khách hàng sau khi chính sách hỗ trợ 50% phí trước bạ từ Chính phủ hết hiệu lực vào cuối năm 2020.

Theo thị phần, Thaco tiếp tục là công ty có thị phần lớn nhất với 37%, tăng thêm 1,5% so với năm 2020 nhờ doanh số bán xe KIA tăng trưởng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Tiếp sau là các thương hiệu đến từ Nhật Bản như Toyota, Honda, Mitsubishi.

Trong khi thị phần Mitsubishi được duy trì nhờ sự ưa chuộng của người mua với mẫu xe Mitsubishi Xpander thì Toyota đã đánh mất khoảng 4,7% thị phần do Toyota Vios dần đánh mất sự ưa thích của thị trường.

Còn Ford Việt Nam, nhà sản xuất “thống lĩnh” phân khúc xe bán tải – đứng ở vị trí thứ 5 với 8,9% thị phần trong quý 1.

Ford cũng vừa công bố doanh số bán lẻ tháng 4 tiếp tục tăng trưởng với 2.564 xe được giao tới tay khách hàng, đưa tổng số lượng xe bán ra cộng dồn từ đầu năm đến nay lên 8.478 xe – tăng gần 85% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ford Ranger tiếp tục giữ vững ngôi đầu bảng phân khúc bán tải với doanh số tháng 4 đạt 1.491 xe, chiếm 66% thị phần của phân khúc, đưa doanh số cộng dồn từ đầu năm tới nay lên tới 5.364 xe.


TIN LIÊN QUAN

Những bát phở “bốc lên nghi ngút mùi tiền”

Đáng nói, điều thu hút sự quan tâm của cư dân mạng chính là cách thức ăn phở hết sức thú vị: vừa thưởng thức được bữa ngon, vừa tiện dịp "khoe" nhẹ những chiếc ô tô đắt tiền.

Xem chi tiết: Những bát phở “bốc lên nghi ngút mùi tiền”

Mazda CX-50: Khởi đầu mới đưa Mazda lên tầm xe sang

Dòng tên hai chữ số (50, 60...) sẽ đại diện cho nhóm xe sang của Mazda trong tương lai. Trong đó, Mazda CX-50 chính là tiên phong của tham vọng này.

Xem chi tiết: Mazda CX-50: Khởi đầu mới đưa Mazda lên tầm xe sang

‘Rolls-Royce của Nga’ bắt đầu sản xuất, giá quy đổi từ hơn 5,6 tỷ đồng

Aurus – thương hiệu siêu sang "quốc dân" mới của người Nga đã chính thức đưa sedan Senat vào sản xuất tại nhà máy Yelabuga.

Xem chi tiết: ‘Rolls-Royce của Nga’ bắt đầu sản xuất, giá quy đổi từ hơn 5,6 tỷ đồng

Aurus Senat – “Rolls-Royce của người Nga” – chính thức lên dây chuyền sản xuất

Sau 3 năm chính thức ra mắt công chúng và 8 năm kể từ ngày được công bố lần đầu tiên, mẫu sedan hạng sang Aurus Senat đã chính thức được đưa vào sản xuất, sẵn sàng xuất hiện trên đường phố.

Xem chi tiết: Aurus Senat – “Rolls-Royce của người Nga” – chính thức lên dây chuyền sản xuất

Showroom trực tuyến – điểm chạm mới của Mercedes-Benz Việt Nam

Kể từ khi ra mắt thị trường Việt Nam vào giữa tháng 3/2021, sau hơn 2 tháng, nền tảng thương mại điện tử của Mercedes-Benz Việt Nam được khách hàng đón nhận và trải nghiệm.

Xem chi tiết: Showroom trực tuyến – điểm chạm mới của Mercedes-Benz Việt Nam

Các nhà sản xuất xe sang bùng nổ với “cơn sốt” xe của giới nhà giàu

Đà phục hồi của kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19 đang thúc đẩy doanh số bán hàng của các nhà sản xuất xe sang lên mức cao kỷ lục.

Xem chi tiết: Các nhà sản xuất xe sang bùng nổ với “cơn sốt” xe của giới nhà giàu

Bắt gặp Maserati Grecale ngụy trang trên đường thử

Maserati Grecale được bắt gặp khi đang chạy thử nghiệm trong lớp ngụy trang kín đáo. Maserati Mẫu SUV hoàn toàn mới này dự kiến sẽ chính thức ra mắt vào cuối năm nay,

Xem chi tiết: Bắt gặp Maserati Grecale ngụy trang trên đường thử

Sắp có xe Suzuki Ertiga mang logo Toyota

Suzuki Ertiga hiện cũng đang phân phối chính hãng tại Việt Nam. Hình ảnh vừa xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy chiếc Suzuki Ertiga mang logo Toyota sẽ bán ra thị trường Ấn Độ thời gian tới. Đây là điều không quá bất ngờ khi thời gian qua Toyota đã mượn nhiều mẫu […]

Xem chi tiết: Sắp có xe Suzuki Ertiga mang logo Toyota

Mercedes-Benz S-Class thế hệ mới ra mắt thị trường Đông Nam Á, hẹn ngày về Việt Nam

Porsche 911 GT3 2022 chính thức được giới thiệu với nhà giàu Thái Lan, giá tương đương hơn 13 tỷ đồng

Lô Genesis GV80 vừa về Việt Nam chào giá 3,95 tỷ đồng: Nhiều trang bị xa xỉ với giá rẻ hơn Mercedes GLE

Siêu phẩm BMW X7 M50i đầu tiên về Việt Nam, đối thủ Mercedes GLS 580

Sang trọng như Bentley Bentayga cũng chỉ là…xe để thi bằng lái ở Dubai

Vượt mặt Geely, Changan trở thành hãng xe bán chạy nhất tháng tại Trung Quốc

Xe ô tô nhập khẩu lại “đổ bộ” vào Việt Nam

Đỉnh như Hằng Túi: “1 nách 5 con” vẫn dư tiền tậu xế hộp 5 tỷ, song tất cả sự chú ý lại dồn hết về bé Sam bên chiếc “siêu xe” mini

Bài viết khác

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất