Những năm 1960 là thời kỳ hoàng kim của những chiếc sedan hạng sang của Mỹ, với lối thiết kế to lớn đặc trưng, thân xe thấp hơn và rộng hơn những năm trước đó Một trong những biểu tượng lâu bền nhất của thời đại là Lincoln Continental thế hệ thứ tư , chiếc xe ghi dấu ấn trong lịch sử ô tô bởi kiểu dáng vượt thời gian, những thay đổi đáng kể đối với thương hiệu. Tại Việt Nam và tại Sài Gòn nói riêng hiện đang có hai chiếc Continental cực hiếm, một chiếc bản coupe màu trắng và một chiếc mui trần màu xanh.
Xedoisong đã có dịp ghi lại những khoảnh khắc của chiếc Continental Convertible đời 1966 cực độc này. Thân xe đồ sộ với những đường nét khoẻ khoắn gắn liền với dòng thời gian, một trang sử hào hùng của thương hiệu vào thập niên 60 của thế kỉ trước. Mặt trước của xe bề thế với lưới tản nhiệt được làm phẳng, và đèn hậu có nhiều đường gân hơn thay cho thiết kế trơn phẳng vào thế hệ trước (1961-1964).
Một trong những thứ gắn liền với tên tuổi Lincoln Continental khi thế hệ thứ 4 (1961-1969) là bộ “cửa tự sát” (Suicide door), đây là một loại cửa thường thấy trên những chiếc Rolls-Royce thời nay, thiết kế cửa mở ngược trước đây đã từng xuất hiện rất nhiều trên những chiếc xe cổ và thậm chí trước đó là xe ngựa.
Tuy nhiên, hiện loại cửa này đã gần như bị khai tử trên xe hơi hiện tại do định kiến từ thời xưa: trước khi dây an toàn xuất hiện, người ngồi trong xe sẽ có thể bị rơi ra ngoài và bị thương tích nặng do cửa đập vào nếu như xe đang di chuyển và cửa mở/đóng không chặt. Mặc dù vậy, cửa Suicide door khiến việc ra vào khoang xe dễ dàng hơn rất nhiều.
Năm 1966 đánh dấu một bước tiến lớn của Continental. Các mặt hông phẳng và đều vẫn được giữ nguyên, nhưng thân xe được cái tiến hoàn toàn mới và dài hơn 4 inch (mặc dù có cùng chiều dài cơ sở với bản chưa nâng cấp) để cải thiện sự thoải mái cho người ngồi ở hàng ghế sau. Thứ quan trọng nhất đối với phần thân xe nguyên khối của Continental là tránh tình trạng rỉ sét cục bộ. Và một lần nữa, việc bổ sung và loại bỏ các chi tiết trang trí thông thường sẽ tiếp tục với phiên bản xe này — các mẫu xe ’66 có biểu tượng Lincoln ở bên ngoài.
Việc chuyển sang một chiếc xe dài hơn sẽ làm giảm độ cứng kết cấu của xe mui trần, gây ra hiện tượng rung lắc đáng kể. Những thay đổi trong kết cấu của vòm mui vải đả được khắc phục và cải thiện rất nhiều. Một nâng cấp nữa là phanh đĩa ở phía trước trở thành một trang bị tiêu chuẩn cho Lincoln thế hế ’65-’66.
Bộ mâm xe bằng kim loại phay sáng bóng được bọc trong bộ lốp viền trắng là một đặc điểm nhận dạng những chiếc xe dành cho giới thượng lưu, quý tộc thời bấy giờ. Những viền chrome sáng bóng từ đầu xe chạy dài đến đuôi xe tạo một cảm giác rõ ràng khi phân tách phần thân ve xà mui xe, từ đó khiến cho người nhìn cảm nhận rõ hơn về độ dài và thấp của chiếc mui trần gần 60 năm tuổi này.
Bên trong, chiếc xe mang cấu hình 5 chỗ với da màu xanh đen đồng màu với ngoại thất, táp pi cửa ốp gỗ với logo Lincoln được cách điệu, bọc da sang trọng với tiêu chuẩn cao nhất do hãng đặt ra, cả về nội và ngoại thất. Vô lăng hai chấu cỡ lớn xứng tầm với chiếc xe, cần số được tích hợp ngay sau vô lăng. Phía trên cụm đồng hồ táp lô mang thiết kế cổ điển với dải đo tốc độ, thanh báo nhiệt độ két nước, vòng tua máy,… đều được đặt nằm ngang – một thiết kế quá quen thuộc thời bấy giờ.
Trái tim có dung tích 462 inch khối (7.6 lít) siêu khủng thời bấy giờ, cũng có nguồn gốc từ Ford MEL, được giới thiệu vào năm 1965, và nó đã tăng công suất lên ra 340 mã lực (254 kW) và mô-men xoắn lên tới 658Nm. Đường kính và hành trình piston hoàn toàn khác nhau ở 111,3 mm × 97,3 mm.
Khối động cơ này được trang bị bộ nâng thủy lực và bộ chế hòa khí Carter AFB bốn nòng. Động cơ mô-men xoắn lớn này chỉ được sử dụng ở Lincoln Continental, từ năm 1966 cho đến giữa năm 1968 khi nó được thay thế bởi 385series 460. Việc sản xuất kết thúc sau năm 1968. Các cơ sở sản xuất ở Lima đã được chuyển đổi để sản xuất dòng động cơ Ford 385 mới.