Hiện nay, bằng lái xe B2 được sử dụng rất phổ biến. Cũng chính vì vậy mà xuất hiện ngày càng nhiều đường dây mua bán, làm giả bằng lái hạng B2, và mức độ tinh vi của việc làm giả ngày càng cao.
Nếu những người có tâm lý e ngại với những rủi ro và khó khăn của quá trình thi lấy bằng B2, cũng như chưa hiểu được hậu quả của việc sử dụng bằng B2 giả khi tham giao thông rất dễ trở thành nạn nhân của những đường dây cung cấp bằng giả.
Bài viết này sẽ giúp các bạn cách nhận biết bằng lái hạng B2 thật hay giả, đồng thời hiểu được những hậu quả của việc sử dụng bằng lái hạng B2 giả khi tham gia giao thông, dựa trên những qui định pháp luật được nhà nước ban hành.
Có 2 cách để kiểm tra liệu có phải là bằng giả hay không:
Cách 1. Cách kiểm tra giấy phép lái xe bằng vật liệu PET
- Tem dán hình tròn trên góc phía dưới bên phải của ảnh được scan trên GPLX khi nhìn nghiêng sẽ thấy chữ “Đường bộ Việt Nam”, nếu là GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp thì không thấy;
- Số thứ tư và thứ năm của số GPLX trùng với hai số cuối của năm trúng tuyển GPLX. Nếu như số thứ tư và số thứ năm không trùng với hai số cuối của năm trúng tuyển thì có thể là GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Ví dụ: Nếu năm trúng tuyển là 1999 thì số trên GPLX sẽ là 01099234556; nếu năm trúng tuyển là 2016 thì số GPLX sẽ là 01216358956. Còn như trường hợp nếu năm trúng tuyển là 2018 nhưng số GPLX lại là 01316567876 thì đây là GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Không những thế, nếu so sánh cùng lúc bằng lái thật và bằng lái giả thì có thể thấy ngay màu sắc các chi tiết như chữ và các con số trên bằng lái giả sẽ nhạt hơn, độ phản quang cũng yếu hơn nhiều so với bằng lái thật.
Cách 2. Tiến hành tra cứu trên Google
- Bước 1: Vào website: gplx.gov.vn
- Bước 2: Vào mục “Trang thông tin Giấy phép lái xe”
- Bước 3: Ở góc trên bên phải của màn hình có ô trống để nhập số GPLX, số Seri, loại GPLX rồi nhấp chuột vào “tra cứu” sẽ cho ngay kết quả dữ liệu quản lý thông tin đầy đủ của chủ nhân.
Lưu ý: Nếu dữ liệu kết quả tra cứu trùng với thông tin trên GPLX cần xác minh thì đó là GPLX do cơ quan có thẩm quyền cấp. Và ngược lại nếu kết quả tra cứu không ra kết quả hoặc không trùng với dữ liệu trên GPLX cần xác minh thì đó chắc chắn là GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp (GPLX giả).
Hậu quả nếu sử dụng bằng lái xe B2 giả
Theo quy định tại điểm b, khoản 7 và khoản 8, điều 21 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm hành:
- Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng, giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
- Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, khoản 5 và điểm b, khoản 7. Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Không chỉ bị xử lý hành chính nặng mà việc sử dụng bằng lái B2 giả còn có nguy cơ gây ra những hậu quả khôn lường cho người tham gia giao thông.
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, mọi người có thể tự chủ động kiểm tra bằng lái hạng B2 thật hay giả. Quan trọng không kém đó là bạn nên lựa chọn đăng ký các khóa đào tạo bằng lái hạng B2 ở các trung tâm uy tín. Những trung tâm này sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng khóa học của bạn.