Ở phần trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về các thông số động cơ: dung tích xi lanh, mô-men xoắn cực đại, công suất cực đại. Phần tiếp theo này, chúng ta sẽ đề cập đến các thông số kỹ thuật về kích thước xe và hộp số xe
Xác định kích thước cơ bản của một chiếc xe, bao gồm các kích thước tổng thể và kích thước cơ sở là một công việc vô cùng quan trọng. Đây là nền móng giúp kỹ sư có thể hoàn thiện bản thiết kế của mình; đồng thời giúp tìm ra dòng xe phù hợp cho mục đích sử dụng của khách hàng. Bên cạnh đó, hộp số xe cũng đóng vai trò thiết yếu quyết định độ linh hoạt của xe.
4. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT VỀ KÍCH THƯỚC XE
Kích thước tổng thểKích thước tổng thể của xe ô tô gồm:
- Chiều dài tổng thể: tỉ lệ nghịch với khả năng di chuyển linh hoạt của xe. Chẳng hạn như các mẫu xe hạng A có chiều dài tổng thể ngắn, giúp dễ dàng luồn lách điều khiển trong những đường đô thị chật hẹp, đông đúc. Ngược lại, các mẫu sedan phân khúc C có chiều dài tổng thể lớn nhằm tạo sự thoải mái cùng các tiện nghi cho hành khách.
- Chiều rộng tổng thể: tỉ lệ thuận với khoang nội thất của xe.
- Chiều cao tổng thể: tỉ lệ nghịch với tính khí động học. Cụ thể, chiều cao tổng thể càng lớn, tính khí động học càng giảm. Điều này giải thích rõ lý do vì sao các xe thể thao thường có trọng tâm thấp, đặc biệt những xe đua càng thấp hơn.
Kích thước cơ sởChiều dài cơ sởChiều dài cơ sở của ô tô là khoảng cách từ tâm bánh xe trục trước đến tâm bánh xe trục sau (với các xe có 2 trục và 4 bánh thông thường).Chiều rộng cơ sở
Chiều rộng cơ sở là khoảng cách giữa tâm của hai vệt bánh xe trên cùng một trục. Đồng thời, chiều rộng cơ sở đôi khi có sự khác biệt đôi chút giữa 2 bánh trước và sau.
Ý nghĩaKích thước cơ sở của xe đóng vai trò quan trọng, quyết định đến toàn bộ kết cấu vận hành của xe gồm kích thước khoang hành khách; độ lớn bán kính vòng quay; độ ổn định khí động học của xe,…Tùy theo mục đích sử dụng, các nhà sản xuất sẽ tính toán và đưa ra kích thước phù hợp.Mục đích, điều kiện vận hành
Những mẫu xe cần độ linh hoạt cao để di chuyển trong địa hình phức tạp cần có chiều dài cơ sở ngắn do khoảng cách giữa các trục xe đến trọng tâm ô tô giảm; các góc giới hạn lật ngang/ dọc lớn hơn. Đồng thời các góc tiếp cận và góc vượt đỉnh dốc sẽ tăng lên đáng kể khi kết hợp cùng khoảng sáng gầm xe cao.
Ngược lại, đối với những xe thường xuyên di chuyển ở tốc độ cao, cần vào cua “gắt”, xe cần được tăng chiều dài cơ sở và hạ thấp độ cao của gầm xe, khoảng cách từ trục bánh xe đến trọng tâm xe xa hơn. Khi xe tăng hoặc giảm tốc đột ngột, mô-men chống lật sẽ tăng, góp phần giúp xe bức tốc hoặc hãm tốc vững vàng, mượt mà hơn. Bên cạnh đó, nhờ có trọng tâm thấp và có hệ số khí động học tốt giúp xe tăng khả năng bám đường, vận hành ổn định. Kích thước cơ sở lớn còn góp phần tối ưu hóa khoang hành khách bên trong.
Tỷ lệ chiều dài cơ sở trên kích thước tổng thể
Xe có tỷ lệ chiều dài cơ sở trên kích thước tổng thể càng lớn thì càng có khoang hàng khách rộng rãi. Đổi lại, khả năng vận hành ổn định và độ cân đối trong thiết kế sẽ giảm đôi chút. Vì thế, các dòng xe nhỏ chuyên dụng trên đường đô thị sẽ có hai trục được kéo dài và áp sát tối đa ở cản sau. Các mẫu sedan lại thoải mái trong thiết kế, tạo nên sự cân xứng và thon thả hơn.
5. HỘP SỐ Ô TÔ
Trong hệ thống truyền động, hộp số ô tô có tác dụng tăng mô-men quay khi khởi hành và leo dốc; truyền lực đến các bánh xe ở tốc độ cao khi đang chạy với tốc độ lớn; đặc biệt giúp xe có thể lùi. Trên thế giới có 4 loại hộp số thông dụng:Hộp số sàn
Đây là dạng hộp số lâu đời nhất. Trước kia, hộp số sàn được trang bị nhiều trên các xe cần độ tin cậy cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, hộp số sàn dần mất đi ưu thế của mình.
Ưu điểm: giá thành “mềm”, tiết kiệm nhiên liệu, đơn giản trong khâu bảo dưỡng, cảm giác lái tốt.Hạn chế: có nhiều thao tác khi kết hợp chân côn cùng cần số liên tục, đặc biệt khi kẹt xe.Hộp số tự động
Phổ biến nhất hiện nay, có kết cấu phức tạp hơn hộp số sàn. Đặc biệt, hộp số tự động không có chân côn do có thể tự động thay đổi tỷ số truyền động bằng cách sử dụng áp suất dầu tác động tới từng ly hợp hay đai bên trong.
Ưu điểm: tạo cảm giác đơn giản và thoải mái cho người sử dụng. Đồng thời, hộp số tự động trong một số trường hợp còn có mức tiêu thụ nhiên liệu tương đương hoặc thấp hơn hộp số sàn.Hạn chế: tốn kém hơn trong việc bảo hành do số tự động chòng mòn và dễ hư hỏng.Hộp số tự động vô cấp CTV
Đem đến cho người lái những trải nghiệm lái tương tự như hộp số tự động. Tuy nhiên, CTV có nguyên lí hoạt động hoàn toàn khác. Không giống như hộp số truyền thống, hộp số vô cấp không có cặp bánh răng tạo tỷ số truyền mà hoạt động dựa vào một hệ thống puli (ròng rọc) và dây đai truyền cho phép thay đổi vô cấp, liên tục, không tách biệt riêng rẽ các số.
Ưu điểm: giảm những cú sốc khi chuyển số giúp tăng đáng kể khả năng tiết kiệm nhiên liệu; ít gặp trục trặc kĩ thuật, sửa chữa đơn giản, chi phí thấp hơn các hộp số tự động thông thường.Hạn chế: Không có cảm giác lái chân thực; dây đai bị trượt và kéo dãn, làm giảm công suất hoạt động; đặc biệt, không thể áp dụng cho xe thể thao do không chịu được mô-men xoắn cao.Hộp số bán tự động/Hộp số ly hợp kép
Là sự kết hợp để loại bỏ đi những nhược điểm của hộp số sàn và hộp số tự động. Được thực hiện trên nguyên tắc truyền động như hộp số tay. Cụ thể, bộ đôi ly hợp ở đây thuộc loại ly hợp ma sát ướt (các đĩa ma sát được ngâm trong dầu và sự tách nối của nó được điều khiển bằng cơ cấu chấp hành: thuỷ lực-điện từ); hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau (1 điều khiển bánh răng cấp số lẻ: 1, 3, 5 và bánh răng số lùi; 1 điều khiển bánh răng gài số chẵn: 2,4 và số lùi ).
Ưu điểm: đảm bảo được lực kéo phù hợp với sức cản chuyển động; bảo đảm được chất lượng động lực học. Từ đó giúp chuyển số trong thời gian ngắn với tốc độ chuyển số nhanh và êm, tiết kiệm nhiên liệu.
Hạn chế: thiết kế phức tạp, chi phí giá thành cao, chỉ phổ biến cho xe thể thao hạng sang.
Theo canthoauto.com
Nguồn: DailyXe