Thường xuyên chăm sóc và bảo dưỡng phanh ô tô là điều cần thiết để đảm bảo phanh luôn được hoạt động tốt, hiệu quả. Trong đó, cùm phanh là một trong các bộ phận quan trọng cần vệ sinh.
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về các bước tự vệ sinh cùm phanh ô tô tại nhà đơn giản và dễ thực hiện.
Cấu tạo của hệ thống phanh xe ô tô
Trước kia, các mẫu xe hơi truyền thống thường sử dụng hệ thống phanh có phanh đĩa ở hai bánh xe trước và phanh tang trống ở hai bánh sau. Tuy nhiên, ngày nay trên các mẫu xe phổ thông hiện đại, đa phần cả 4 bánh xe đều sử dụng phanh đĩa. Phanh đĩa có cấu tạo với 3 bộ phận chính là đĩa phanh, má phanh và cùm phanh. Cùm phanh được đặt trên trục bánh xe giúp giữ các má phanh và piston phanh đồng thời ép chúng lên bề mặt đĩa để tạo lực phanh.
Cùm phanh ô tô giúp giữ các má phanh và piston phanh
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn mỗi khi lái xe thì người dùng cần phải thường xuyên kiểm tra phanh xe ô tô. Quy trình kiểm tra hệ thống phanh xe ô tô đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện được tại nhà nếu như bạn không muốn mang xe tới các gara.
Các bước tự vệ sinh cùm phanh ô tô tại nhà
Tất cả các bộ phận trong hệ thống phanh xe ô tô đều cần được thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn khi vận hành. Từ đĩa phanh, má phanh cho tới cùm phanh, người dùng đều phải kiểm tra, chăm sóc định kỳ.
Nên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô định kỳ
Khi xe di chuyển, người lái sử dụng phanh sẽ tạo ra ma sát giữa má phanh và đĩa phanh khiến các loại bụi bẩn dễ dàng bám vào cùm phanh dầu. Bên cạnh đó, việc chạy xe hàng ngày khiến bánh xe tiếp xúc với rất nhiều đất cát, bụi bẩn trên đường cũng sẽ khiến cho cùm phanh bị bám bẩn. Chính vì vậy cùm phanh là bộ phận quan trọng không thể bỏ qua khi tiến hành vệ sinh phanh xe ô tô. Sau đây sẽ là các bước vệ sinh cùm phanh:
Bước 1: Đối với xe số tự động để cần số ở chế độ P, đối với xe số sàn thì để ở số 1 nhằm giúp xe không dịch chuyển trong quá trình vệ sinh phanh. Sau đó, dùng dụng cụ chuyên dụng để vặn lỏng các ốc các bánh xe khoảng một nửa vòng ren. Tiếp theo sử dụng kích để nâng bánh xe lên rồi tháo bánh xe ra khỏi bánh xe.
Bước 2: Tháo các con ốc ở hệ thống phanh xe ô tô bắt vào xe. Nếu thường xuyên tự vệ sinh phanh ở nhà thì bạn nên chuẩn bị một bộ dụng cụ chuyên dụng. Nếu xe có hệ thống cảm biến độ mòn thì cần rút chốt cắm. Sau đó tháo các bộ phận của hệ thống phanh riêng biệt ra và cho chúng vào một vị trí sạch sẽ.
Cần vệ sinh hệ thống phanh theo đúng cách và quy trình
Bước 3: Vệ sinh các bộ phận của hệ thống phanh. Để đảm bảo vệ sinh cùm phanh và các bộ phận khác được sạch sẽ thì bạn nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng dành cho phanh. Tuy nhiên, nếu không có bạn có thể sử dụng nước sạch và khăn để vệ sinh. Đối với các chi tiết bằng nhựa hoặc cao su, nên vệ sinh nhẹ nhàng nhằm tránh gây hỏng, vỡ…
Hãy để ý lau chùi sạch sẽ từng bộ phận, chi tiết nhỏ ở mọi khe rãnh, ngóc ngách của cùm phanh cũng như các chi tiết khác. Đối với đĩa phanh thì cần lưu ý chỉ nên vệ sinh bằng nước sạch với xà phòng và không nên để dầu mờ bám vào đĩa phanh. Dùng khăn hoặc giấy nhám vệ sinh sạch những bụi bẩn và nên vệ sinh cả lớp chống ồn dán bên ngoài má.
Bước 4: Vệ sinh các suốt trượt sạch sẽ rồi tra mỡ vào các chi tiết ấy. Sau đó kiểm tra độ trơn mượt của chúng bằng cách đưa các chốt trượt vào lỗ. Các suốt trượt này có chức năng định vị bộ giá đỡ phanh bên ngoài của đĩa phanh và chúng còn có thể trượt theo chiều ngang một cách linh động.
Bước 5: Sau khi vệ sinh sạch sẽ cùm phanh cùng các bộ phận khác trong hệ thống phanh thì bạn cần lắp lại các chi tiết trở lại như ban đầu. Quy trình lắp sẽ ngược lại với lúc tháo ra vệ sinh, chi tiết nào tháo sau sẽ lắp trước. Trước tiên là đặt bộ cùm phanh vào trước sau đó đặt má phanh, giá phanh vào đúng vị trí rồi lấy các ốc vít siết chặt lại. Cuối cùng là cắm đường dây điện của hệ thống cảm biến trở lại.
Vệ sinh hệ thống phanh ô tô định kỳ giúp đảm bảo an toàn khi di chuyển
Bước 6: Sau khi đã hoàn tất việc lắp các bộ phận của hệ thống phanh xe thì việc còn lại là lắp các bánh xe trở lại như cũ. Lưu ý là khi vặn các ốc lại phải đảm bảo chúng đã đủ chặt để tránh bị bung, rơi khi xe chạy rất nguy hiểm. Cuối cùng là việc hạ kích để hạ bánh xe xuống nên rồi siết chặt các ống bánh xe lại.
Việc vệ sinh cùm phanh dầu ô tô cũng như toàn bộ hệ thống phanh xe là điều cần thiết. Điều đó sẽ giúp cho chiếc xe của bạn luôn sạch sẽ, bền bỉ và an toàn trên mọi cung đường. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng phanh ô tô định kỳ. Nếu biết cách tự vệ sinh thì bạn có thể thực hiện tại nhà, nhưng nếu không có thời gian thì cách tốt nhất là đưa xe tới các trung tâm gara uy tín để được kiểm tra và chăm sóc.
Phong Vân