Những ngày vừa qua, trên khắp các phương tiện truyền thông và mạng xã hội liên tục cập nhật tình trạng lây nhiễm do virus Corona gây ra. Không ít người dân tỏ ra vô cùng hoang mang, lo lắng bởi khả năng lây lan nhanh, số ca mắc ngày càng tăng cao của dịch bệnh viêm phổi cấp này.
Trong đó, đặc biệt là những bác tài chạy xe taxi, Grab car, xe hơi công nghệ cần phải lưu tâm hơn vì mỗi ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người. Trước những diễn biến phức tạp này, bản thân mỗi người cần có các biện pháp để bảo vệ bản thân để phòng bệnh. Cùng Muaxegiatot.vn điểm qua 7 lưu ý sau khi sử dụng ô tô đúng cách trong mùa dịch bệnh!
- 1.Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa trên xe thích hợp
- 2.Hạn chế sử dụng tính năng lấy gió ngoài
- 3.Hạn chế chở động vật trên xe
- 4.Thường xuyên làm sạch, thay mới hệ thống điều hòa, bộ lọc không khí
- 5.Đeo khẩu trang
- 6.Vệ sinh xe khi đi qua vùng có dịch
- 7.Thường xuyên rửa tay
- Cách vệ sinh, khử trùng ô tô trong mùa dịch
1.Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa trên xe thích hợp
Các nghiên cứu chỉ ra, loại virus 2019-nCoV này có thể tồn tại ở nhiệt độ 20 độ C và độ ẩm 40-50% trong vòng 5 ngày. Trong khi đó, nếu ở môi trường nóng ẩm thì tốc độ lây lan sẽ chậm hơn.
Chính vì thế, khi ngồi trong xe, các bác tài cần chủ động điều chỉnh nhiệt độ ở mức 25 độ C trở lên nhằm làm hạn chế sức mạnh của loại virus này. Với những mẫu xe đời cũ không hiển thị nhiệt độ, bạn nên mua nhiệt kế để tiện theo dõi nhiệt độ bên trong sao cho phù hợp.
2.Hạn chế sử dụng tính năng lấy gió ngoài
Đa phần các dòng xe ô tô hiện nay đều được trang bị 2 tính năng là lấy gió bên trong và bên ngoài. Thông thường khách hàng thường chọn cách lấy gió ngoài (hút không khí bên ngoài xe đưa vào trong) nhằm giúp bầu không khí trong cabin thông thoáng, dễ thở hơn.
Tuy nhiên với tình hình dịch bệnh lây qua đường ho, hắt hơi, tiếp xúc cơ thể phức tạp như hiện nay thì bác tài cần hạn chế sử dụng tính năng này vì vô tình mang luôn virus bên ngoài vào trong xe.
Trong khi đó với chức năng lấy gió trong thì bạn cũng hạn chế phần nào sự lây nhiễm vì không khí bên trong chỉ luân chuyển theo một vòng tuần hoàn khép kín.
3.Hạn chế chở động vật trên xe
Với tình trạng dịch đang khó kiểm soát như hiện nay, các bác tài nói chung cũng như những thường sử dụng ô tô nói riêng cần ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu.
Bạn cần hạn chế chở vật nuôi trên xe vì Corona bao gồm rất nhiều chủng virus khác nhau và thường gặp ở động vật. Chính vì thế để đảm bảo sự an toàn, cần hạn chế chở theo động vật, vật nuôi như chó, mèo, khỉ… để tránh nhiễm bệnh.
4.Thường xuyên làm sạch, thay mới hệ thống điều hòa, bộ lọc không khí
Hệ thống điều hòa và bộ lọc không khí trên ô tô là nơi tích tụ bụi bặm, chất ô nhiễm cũng như hàng tá vi khuẩn gây bệnh. Theo đó, virus, vi khuẩn và mầm mống gây bệnh sẽ được đẩy ra môi trường bên ngoài theo lỗ thông hơi khi bạn bật điều hòa.
Chính vì thế để phòng tránh đại dịch lây lan, bạn cần thay thế bộ lọc không khí nếu đã quá cũ cũng như làm sạch điều hòa bằng máy hút bụi, khăn lau, dung dịch chuyên dụng nhằm hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh Corona.
5.Đeo khẩu trang
Thông thường các bác tài chạy xe dịch vụ rất ít khi dùng khẩu trang để thoải mái cũng như tiện giao tiếp với hành khách. Tuy nhiên bộ Y tế cũng khuyến cáo rằng tình hình dịch bệnh ngày càng khó lường và có xu hướng tăng đỉnh điểm vào tuần sau nên bất kỳ ai cũng cần đeo khẩu trang phòng bệnh.
Bạn cần đeo khẩu trang đúng cách, nếu là khẩu trang vải cần giặt sạch sẽ mới sử dụng tiếp. Và ngược lại khẩu trang y tế chỉ nên mang một lần đồng thời nhắc nhở những hành khách, người đi cùng bên trong xe cùng mang khẩu trang.
6.Vệ sinh xe khi đi qua vùng có dịch
Trong trường hợp đi qua vùng có dịch, chủ xe cần nhanh chóng vệ sinh xe toàn diện để tiêu diệt sự phát triển của virus Corona. Tuy không thể ngăn chặn 100% sự lây lan nhưng cũng phần nào hạn chế đến mức thấp nhất tốc độ truyền bệnh của chủng virus này.
7.Thường xuyên rửa tay
Trong quá trình lái xe, người dùng thường xuyên chạm tay vào các vị trí mà nhiều hành khách cùng chạm vào như tay nắm cửa, nút chỉnh gương, nút chỉnh ghế, điều hòa…Vì vậy bạn nên thường xuyên rửa tay thật sạch bằng nước hoặc nước rửa tay khô sau khi tiếp xúc với các bộ phận đó.
Ngoài dung dịch rửa tay chuyên dụng, tài xế cũng có thể bảo vệ bản thân bằng cách đeo găng tay y tế để đảm bảo không bị lây lan virus Corona.
Cách vệ sinh, khử trùng ô tô trong mùa dịch
Theo các chuyên gia Y tế, các vị trí người dùng cũng như hành khách thường xuyên chạm vào bị bám mồ hôi sẽ là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất. Việc quan trọng đầu tiên là bạn cần khử trùng tất cả các bề mặt trong xe bằng thuốc khử trùng chuyên dụng. Sau đó lau sạch các bề mặt bên trong kết hợp với máy hút bụi.
Ngoài ra, bạn cần vệ sinh kỹ các bộ phận thường xuyên tiếp xúc nhất trên ô tô như:
- Vô lăng
Vô lăng xe là nơi tài xế chạm vào nhiều nhất để thực hiện công đoạn lái xe. Nếu virus tích tụ ở môi trường, bám vào tay lái và thao tác cầm nắm, đưa tay lên mặt cũng khiến bạn bị nhiễm bệnh. Chính vì thế hãy vệ sinh thật kỹ bộ phận này bằng dung dịch hoặc giấm vì trong giấm có acid axetic sẽ diệt được virus.
- Thảm sàn, ghế ngồi
Thảm sàn và ghế ngồi là nơi dễ đón nguồn bệnh nhất vì khách hàng là người có thể mang virus từ ngoài môi trường vào các vị trí này bên trong xe.
Nếu xe của bạn là ghế vải thì cần phải vệ sinh kỹ hơn nữa để tránh tình trạng ẩm thấp-điều kiện tốt để virus sinh sôi, phát triển. Bạn cần dùng máy hút bụi làm sạch khoang cabin rồi tiến hành lau lại bằng cách dung dịch diệt khuẩn để khoang xe sạch sẽ.
- Chìa khóa xe
Tương tự như vô lăng, chìa khóa xe cũng là vị trí cần được làm sạch để tránh virus, vi khuẩn trú ngụ. Mỗi ngày bạn chạm vào chìa khóa xe rất nhiều lần khi tay còn đang bẩn và vô tình đưa tay lên mặt, mắt, mũi khiến virus có được môi trường để xâm nhập gây bệnh.
- Tay nắm cửa, nút mở kính
Hai bộ phận này trên cửa xe cũng là nơi phải chạm vào vài lần khi sử dụng ô tô. Bởi vậy đó cũng được xem là một ổ vi khuẩn và là nơi trú ngụ lí tưởng, là nơi gây ra mầm bệnh mà virus có điều kiện xâm nhập.
Ngoài việc làm sách tay nắm cửa, nút mở kính, bạn cũng cần chú ý làm sạch các vị trí khác như nút radio, lẫy mở cửa, nút âm lượng, ngăn đựng đồ, ngăn đựng cốc…