Là người đứng sau một loạt các thiết kế xe hơi mang tính biểu tượng, Frank Stephenson đã lần đầu "bật mí" những bí mật trong quá trình ông thiết kế chiếc McLaren P1.

Trong lịch sử khoảng 120 năm của ngành thiết kế xe hơi, bạn sẽ khó có thể tìm thấy được một nhà thiết kế đã từng “chấp bút” tạo ra nhiều mẫu xe đa dạng và mang tính biểu tượng như Frank Stephenson. Sinh năm 1959 tại Morocco, nhà thiết kế người Mỹ này được các hãng xe đặt kỳ vọng cao tới mức ông thường đảm nhiệm vai trò tạo ra những bộ nhận diện thương hiệu mới. Và từ những bộ nhận diện thương hiệu thiết kế này, những công ty đó đã “ăn nên làm ra” và thậm chí là có sự trở lại ngoạn mục từ hoàn cảnh khó khăn.

Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar
Frank Stephenson bên McLaren P1

Stephenson đã từng tạo dáng những chiếc xe từ Ferrari, Maserati, McLaren, Fiat, Alfa Romeo, Ford, Mini, BMW và Lancia. Ngòi bút của ông đã vẽ ra cả những chiếc hatchback giá rẻ tới những siêu xe triệu đô. Dù cho khách hàng đòi hỏi cao tới mức nào đi nữa, ông cũng luôn tìm được cách đáp ứng trong khi vẫn gửi gắm vào chúng nét riêng của mình. Và nhiều thiết kế đó đã đi vào lịch sử với vai trò như những biểu tượng của cả một thế hệ.
Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar
Bản vẽ phác Ford Escort Cosworth của Frank Stephenson

Mẫu xe đầu tiên đã khiến Stephenson trở nên nổi tiếng trong ngành công nghiệp ô tô đó là Ford Escort RS Cosworth, với điểm nhấn là chiếc cánh khổng lồ kiểu đuôi cá heo. Nếu như không có chi tiết điểm nhấn đó, có lẽ Escort RS Cosworth sẽ không thể ghi dấu ấn tại cả các giải đua lẫn trong lòng người hâm mộ. 29 năm sau đó, người đàn ông này đã phác nên những thiết kế xe tuyệt vời nhất mọi thời đại. Và chúng có chất lượng đồng đều tới mức thật khó để có thể đánh giá chiếc xe nào hơn chiếc xe nào.
Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar
Bản vẽ phác Ferrari F430 của Frank Stephenson

Ferrari F430? Có lẽ là chiếc Ferrari thương mại đẹp nhất thời hiện đại, giống như thời hoàng kim của thương hiệu vào những năm 1960. Maserati MC12? Một biểu tượng siêu xe vào giữa những thập niên 2000. Mini? Fiat 500? Hàng triệu chiếc đã được bán ra, cùng lúc mở ra trào lưu hoài cổ. BMW X5? Chiếc xe đó là sự bắt đầu của “cơn sốt SUV” mà tới nay vẫn không có dấu hiệu dừng lại. McLaren P1? Mẫu hypercar định nghĩa ra những tiêu chuẩn của hypercar hiện đại. Tất cả đều quan trọng. Bất kỳ thiết kế nào trong số đó cũng là một điểm nhấn chói lọi trong sự nghiệp của một nhà thiết kế xe nào khác.
Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar

Kể từ năm 2017 Stephenson đã tách ra để tự mở một studio thiết kế cho mình với tên gọi FS. Ông muốn những thử thách mới và để làm điều đó, Stephenson đã chấp bút những thứ như xe bay, ghế an toàn cho trẻ em hay xe đua trên… mặt trăng. Trong thời kỳ giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, ông cũng đã có thời gian để lập một kênh YouTube cho riêng mình. Và vì đại dịch, phóng viên Bradley Brownell cũng đã có dịp ngồi lại cùng Stephenson trong một giờ đồng hồ để trò chuyện cùng nhà thiết kế vĩ đại này.
Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar

Theo Brownell, nói chuyện với Stephenson rất thú vị. Chỉ cần đặt một câu hỏi, ông sẽ chia sẻ một cách “bùng nổ” và không giấu diếm. Đó là lý do anh cố gắng để đặt những câu hỏi mà chưa từng ai hỏi ông trước đây. Trong 1 tiếng đồng hồ, ông đã nói về thời gian làm việc của mình ở McLaren, chia sẻ góc nhìn của mình về ngành thiết kế xe hiện tại và bật mí về những dự định, xu hướng tương lai. Ở phần đầu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình Stephenson tạo ra P1 – mẫu hypercar đầu tiên của McLaren trong Thế kỷ XXI:

BB: Tôi là một người ngoài cuộc, không phải là dân thiết kế nhưng nhìn vào P1, tôi cảm thấy nó là thiết kế đầu tiên của McLaren có những đặc điểm thương hiệu của McLaren được áp dụng. Ông có thể nói về bước nhảy thiết kế từ giữa 12C và P1, và làm thế nào mà ông đã “chốt” kiểu dáng của chiếc xe?





FS: Vâng, chắc chắn. OK, vì vậy khi tôi đến đây (McLaren), 12C đã chuẩn bị được sản xuất. Đó sẽ là chiếc McLaren thương mại đầu tiên của chúng tôi. Thực ra chiếc xe mà McLaren đã chế tạo trước 12C là McLaren SLR. Điều đó đã mang lại cho McLaren Automotive kinh nghiệm về cách chế tạo một chiếc ô tô. Rõ ràng là hãng đã từng tạo ra F1 vào giữa những năm 1990, nhưng đó là một chiếc xe giới hạn số lượng. Rất hạn chế và không khoan nhượng.

Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar

Nhưng khi McLaren trở nên nghiêm túc vào năm 2008 và quyết định thực sự thành lập một công ty ô tô, chiếc xe đầu tiên họ muốn đưa ra thị trường là một siêu xe. Một cái gì đó để họ có thể đưa tất cả công nghệ, kỹ thuật và bí quyết ứng dụng sợi carbon của mình vào. Họ muốn nó trở thành chiếc xe tốt nhất trong số những thứ tốt nhất, đặt mục tiêu khá cao cho sản phẩm đầu tiên, khi biết rằng có những hãng xe đình đám trong phân khúc đó và McLaren đã sẵn sàng đánh bại những đối thủ này.

Vì vậy, một lợi thế mà họ có so với mọi người là khung nguyên khối dạng bồn bằng sợi carbon. Không có chiếc xe nào khác trong phân khúc có khung. Họ có một động cơ khá tốt, họ có một số công nghệ tốt đằng sau nó. Hệ thống treo cũng là chìa khóa để làm cho nó có cảm giác điều khiển tốt. Đó là khi họ gọi cho tôi và nói, “Nhìn này, chúng tôi đã có một bộ khung cơ bản lăn bánh được. Nhưng chúng tôi không có cái nhìn về chiếc xe”.

Bởi thế nên rõ ràng trong phân khúc đó, bạn không muốn sao chép những gì người khác đang làm – nếu không bạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Chúng tôi phải có thiết kế độc đáo của riêng mình. Nhưng nếu chúng tôi vào thị trường ngay lập tức với một chiếc xe rất độc đáo và kỳ lạ, có lẽ nó sẽ không mang chất Anh Quốc; có lẽ nó quá tham vọng. hoặc cố gắng quá mức ngay từ đầu.
Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar
Khung carbon nguyên khối của McLaren P1

Quyết định của McLaren là: “Hãy làm cho thiết kế khác biệt, không chung chung, nhưng không phải quá nổi bật như một bộ đồ Versace.” Vì vậy, chúng ta hãy đi theo hướng khiêm tốn, hãy làm cho nó dịu đi. Rõ ràng, nó phải giống một chiếc xe hiệu năng cao. Nhưng không quá khác biệt thiết kế. Đó là cách MP4-12C ra đời. Nó gần giống như – tôi sẽ không gọi nó là một con sói đội lốt cừu – nhưng nhìn từ quan điểm thiết kế thì chiếc xe không mạnh mẽ như nó có thể.

Nhưng rõ ràng là MP4-12C thành công về mặt thiết kế vì tới hiện tại trông nó vẫn không quá lạc hậu. Mọi người vẫn nói đó là một chiếc xe đẹp, đó là điều tốt. Tuy nhiên, khi chúng tôi phải tiếp tục từ 12C để thực sự thiết lập ngôn ngữ thiết kế và công nghệ kỹ thuật của McLaren, P1 sẽ trở thành “danh thiếp” của công ty. McLaren thực sự có thể làm gì với nó, nếu hãng nghiêm túc về việc phát triển một chiếc hypercar? Nhân tiện, việc P1 ra mắt gần như cùng thời điểm với LaFerrari và Porsche 918 Spyder là một sự trùng hợp, tất cả đều có hệ truyền động hybrid.

Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar

Nhưng, đó là thời điểm mà chúng tôi thực sự bắt đầu nghiêm túc thiết lập một bộ nhận diện thương hiệu độc đáo cho McLaren. Và làm thế nào để chúng ta chơi với những ông lớn? Ý tưởng là để thiết lập ngôn ngữ của riêng mình, chúng ta hãy phát triển về phía kỹ thuật và từ đó định hình thiết kế. Không phải thiết kế sẽ theo bước công năng, mà công năng sẽ quyết định thiết kế. 2 mặt sẽ bình đẳng, kiểu như vậy. Chúng tôi thiết kế nó để đạt hiệu năng cao, và đó là thứ quyết định nó sẽ trông như thế nào. Và về cơ bản, cách duy nhất để có được ngôn ngữ thiết kế đó là tối giản.
Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar

Ý tôi khi nói về tối giản, bạn biết đấy, bạn nhìn vào một chiếc Ferrari và sẽ thấy rất nhiều bề mặt nổi lên đầy gợi cảm theo đúng chất Ý. Porsche cũng rất Đức. Lamborghini rất kỳ dị, gần như kiểu gấp giấy origami. Nhưng McLaren đã ở trong giai đoạn đó để chúng tôi xác định ngôn ngữ thiết kế của mình. Vì vậy, cách rõ ràng là bạn thiết kế một chiếc xe đua như thế nào? Bạn lấy đi thay vì thêm vào.
Những gì chúng tôi quyết định làm là lấy những điểm cố định trên khung. Những điểm cứng đó là nơi gắn hệ thống treo, nơi thiết lập góc nhìn của bạn, chiều cao cản trước và chiều cao đèn pha của bạn. Đặt mọi thứ ở vị trí cần thiết và không thể di chuyển, sau đó sử dụng những điểm đó trong không gian.
Và những gì chúng tôi đã làm là ném một tấm vải lên đó để nhìn ra kiểu dáng. Những nơi nổi lên trên tấm vải là các vị trí không thể thêm thứ gì. Vì vậy, về cơ bản những gì chúng tôi đã làm là nghĩ ra ngôn ngữ mà chúng tôi gọi là shrinkwrapping (hút chân không). Thay vì thêm bề mặt để làm cho chiếc đẹp đẽ hay bất cứ điều gì gợi cảm, chúng tôi “hút không khí” ra khỏi xe.
Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar

Đó là lý do tại sao đuôi của P1 rất thấp. Chúng tôi đã làm điều đó và nghĩ rằng, chúng tôi không cần phải làm cho đuôi xe hơn mức này. Và nó trông hơi mảnh mai khi chúng tôi làm điều đó, khi chúng tôi tiếp cận nó từ góc độ đó. Nó thực sự có ngôn ngữ thiết kế riêng theo cách đó.
Và điều may mắn là Ron Dennis, một người cầu toàn, người đã điều hành McLaren, nói: “Nhìn này, các bạn đã cho tôi thấy rằng các bạn có thể xử lý 12C khá tốt, giờ tôi không muốn phải quay lại kiểm tra đội thiết kế. Nếu các bạn nói cho tôi biết khi đã sẵn sàng, tôi sẽ xem qua P1. Đừng lo lắng về việc cho tôi xem bản phác thảo hay bất cứ thứ gì tương tự, chỉ cần cho tôi xem mô hình đất sét đã hoàn thành sẵn sàng”.
Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar

Vì vậy, chúng tôi đã có 1 năm để làm điều đó, và chúng tôi bắt đầu với triết lý về bề mặt tối thiểu – hoặc độ sâu bề mặt tối thiểu, tôi đoán vậy. Và chúng tôi đã đưa ra thiết kế cho P1 dựa trên điều đó. Ban đầu, những chuyên gia khí động học không tin rằng chúng tôi có thể hút đủ không khí qua hông xe, họ luôn nói, “Không, anh phải lấy nó từ bên hông”. Bạn phải xoay luồng không khí để tác động vào các bộ tản nhiệt, và bạn sẽ mất một chút hiệu quả khi làm điều đó.
Chúng tôi đã ứng dụng cái gọi là hiệu ứng ram-air, trong đó bạn chỉ cần đưa không khí thẳng vào hông của chiếc xe và P1 đủ rộng để đặt một hốc gió lớn. Vì vậy chúng tôi chỉ cần đẩy không khí thẳng vào bộ tản nhiệt và hiệu quả khí động học của nó thật tuyệt.
Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar

Chúng tôi không muốn có một cánh lớn ở phía sau, vì vậy chúng tôi đã sử dụng cánh đuôi chủ động. Đèn là nơi bạn có một chút tự do, chúng tôi đã sử dụng logo McLaren như một cách mới để thiết kế đèn pha. Vì vậy, nó có dấu hiệu ánh sáng đặc trưng vào ban đêm. Ở phía sau xe, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi không cần đuôi xe, vì động cơ tỏa ra rất nhiều nhiệt từ sức mạnh của nó. Chúng tôi cần có không gian mở cho nó, một ở phía trên để lưu thông nhiệt và một ở phía sau.
Nếu bạn tạo ra một thiết kế đuôi xe truyền thống, bạn sẽ chặn rất nhiều không gian tản nhiệt mà đáng ra có thể sử dụng để thoát không khí đó ra ngoài. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta hãy sử dụng mép sau của thân xe và chạy một dải đèn viền xung quanh nó với cường độ LED đủ để phù hợp với các quy định về ánh sáng. Và về cơ bản, chúng tôi đã tạo ra một đèn hậu rất lạ mắt phía sau chiếc xe.
Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar

Trong khả năng có thể, chúng tôi muốn làm cho phần đuôi của chiếc xe trông giống như xe đua, bởi vì nó có nhiều chi tiết cơ khí đẹp mắt. Vì vậy, hình dạng của nó đã được phát triển từ suy nghĩ “hãy thiết kế một chiếc xe đua được gắn biển số”. Đó là cách P1 xuất hiện.

Tôi có thể nhớ ngày mà chúng tôi đưa thiết kế của chiếc xe cho Ron xem, và nó nằm dưới một tấm lụa. Sau một năm, ông ấy đã sẵn sàng để xem nó. Chúng tôi kéo tấm lụa và Ron há hốc miệng. Ông ấy nói, “Cái quái gì thế này? Đâu là đầu xe và đâu là đằng sau?” Và tôi giải thích “Uh, Ron, đây giống như thời trang cao cấp. Và anh cần gây sốc khi có một chiếc hypercar. Nếu đó là Superman, bạn muốn nó trông giống Superman chứ không phải như Clark Kent”.

Vì vậy, ông ấy đã không hiểu, ông ấy nói “Anh đã làm việc này trong một năm và đây là tất cả những gì anh có thể nghĩ ra?” Vâng, tốt, Ron, nó trông hơi kỳ lạ, bởi vì nó là một chiếc hypercar. Nó có một thiết kế độc đáo, anh không thể nhầm nó với bất kỳ thứ gì khác. Cuối cùng ông ấy nói, “Được rồi, nếu các anh nghĩ vậy. Nhưng hãy nhớ rằng, tôi luôn có thể giết nó, tôi có thể không phê duyệt nó tại đây và ngay bây giờ. Và nếu chiếc xe này không bán được, anh sẽ biến khỏi đây!”.

Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar


Vì vậy, chúng tôi đã giới thiệu nó và nhận được rất nhiều phản hồi trước khi nó được tung ra thị trường. Và tất cả các khách hàng đều phản ứng kiểu như “Vâng, vâng, vâng, vâng.” Họ muốn nó. Vì vậy, buổi ra mắt diễn ra khá suôn sẻ và chúng tôi đã bán được mọi chiếc xe dự định sản xuất. Viên gạch đầu tiên xây dựng McLaren là 12C, nhưng bước tiếp theo là xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu và đặc điểm nhận dạng độc nhất của McLaren. Tôi nghĩ P1 đã làm được. Tóm lại là vậy. Nếu bạn muốn thì tôi có thể nói rõ hơn nữa ngay bây giờ.

BB: Haha! Tôi nghĩ rằng chừng đó là quá đủ rồi, cảm ơn ông. Theo một số cách, P1 là một thiết kế gây tranh cãi khi nó ra mắt, nhưng nhìn lại và xét với tiêu chuẩn hiện tại thì gần như vẻ ngoài của nó khá giản dị. Điều gì đã xảy ra đối với thiết kế xe hơi trong thập kỷ qua, tới mức đã làm lu mờ một thứ từng được đánh giá là có kiểu dáng cực đoan?

Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar

FS: Tôi chưa nghĩ nó đã bị lu mờ. Không phải tôi đang cố gắng khen ngợi nó quá nhiều hay bất cứ điều gì tương tự, nhưng phản hồi mà tôi nhận được khá nhiều là chiếc xe trông vẫn rất mới so với những gì đang lăn bánh trên đường. Và vấn đề của tôi là với tất cả các siêu xe khác sắp ra mắt bây giờ, kiểu vậy, tôi không muốn nói rằng xấu xí là tiêu chuẩn mới của cái đẹp, nhưng có vẻ như việc cường điệu hoá giờ mới là đẹp.
Hiện tại, họ đang cố gắng đến mức gần như đang đảo ngược xu hướng của những gì mà con người chúng ta coi là đẹp và chủ yếu muốn gây sốc. Và hypercar, không ai cần một chiếc hypercar. Đó là một điều xa xỉ, bạn mua nó bởi vì bạn phải cảm nhận được 5 giác quan của mình được kích hoạt bởi tổng thể hoàn chỉnh của một chiếc xe hơi. Nếu bạn bắt đầu thiếu một số yếu tố, bạn sẽ không hoàn toàn yêu thích nó vì nó chỉ thiếu ở đâu đó.
Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar

Tôi nghĩ rằng những chiếc xe P1 làm tốt về mặt đem tới cảm xúc. Nó đem tới cảm giác hoang dại khi bạn đang trên đường đua và lái nó đến giới hạn; hoặc ai đó đang lái xe và bạn là hành khách. Đó là một trong những cảm nhận mà nó đem lại. Đó là một chiếc xe hơi nhanh, bất cứ thứ gì được định nghĩa tốt hơn một chiếc siêu xe nhất định sẽ mang đến cho bạn cảm giác hồi hộp khi nói về tốc độ.
Điều lo lắng của tôi là siêu xe và hypercar giờ đây đang bắt đầu đi theo một hướng mà chúng sẽ không thể có kiểu dáng đẹp trường tồn với thời gian một cách tích cực nếu 20 năm nữa chúng ta nhìn lại chúng. Những chiếc xe trông quá cường điệu, hoặc chỉ trông ấn tượng trong một vài năm và sau đó bạn không nhớ một điều gì về nó. Chúng chỉ là một loạt các nguyên liệu kết hợp với nhau, rất nhiều nguyên liệu đơn giản kết hợp với nhau để tạo nên một món súp.
Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar

Tôi nghĩ P1 là một cách tiếp cận đơn giản và gọn gàng hơn. Đương nhiên ngoài nó thì chúng ta cũng có một số thiết kế đẹp khác. Tôi đánh giá cao sự tinh khiết của P1 hơn một số chiếc khác đang ra mắt hiện nay. Thật khó để có thể giải thích điều đó, nhưng tôi nghĩ rằng xe ô tô nên được thiết kế một cách cân bằng để tồn tại lâu dài.

Với tư cách là một hãng xe, bạn muốn một chiếc xe ra mắt trong vài năm và sau đó bạn có thể nâng cấp để làm cho nó tốt hơn, để mẫu xe mới tiếp quản như một công cụ tạo ra lợi nhuận. Nhưng khi bạn nhìn lại những thứ từ những năm 1960, họ đã sản xuất ra những chiếc ô tô mà ngày nay chúng ta vẫn còn nhớ.

Frank Stephenson, thiết kế xe hơi, thiết kế siêu xe, nhà thiết kế, McLaren, McLaren P1, siêu xe, hypercar

Đơn giản vì chúng là những thiết kế khiến bạn yêu thích ngay từ cái nhìn đầu tiên, bạn không cần phải làm quen với chúng. Tôi chưa bao giờ mua bất cứ thứ gì trong đời mà tôi nghĩ rằng có thể quen mắt với nó trong vòng 6 tháng. Bạn sẽ không thể mua được một thứ gì đó đẹp trường tồn với thời gian theo cách như vậy.

Theo tôi, P1 vẫn là một chiếc xe đẹp ngay cả trong thời điểm hiện tại.

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Lộ ảnh Bugatti Veyron thứ 2 về Việt Nam, ngoại thất 2 màu, giá bán vẫn là ẩn số

Chiếc Bugatti Veyron thứ 2 đang trên đường về Việt Nam vừa được một đại lý siêu xe “nhá hàng”. Bugatti Veyron thứ 2 sở hữu 2 tông màu, khác với chiếc của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Bugatti Veyron thứ 2 sẽ về Việt Nam bởi một doanh nghiệp…

Xem chi tiết: Lộ ảnh Bugatti Veyron thứ 2 về Việt Nam, ngoại thất 2 màu, giá bán vẫn là ẩn số

Rich kid Việt tốt nghiệp RMIT được tặng siêu xe 7,4 tỷ đồng, phần thưởng thứ 2 còn gây choáng hơn

"Gần đây em có đi phỏng vấn vào một vị trí marketing. Vừa đọc CV xong bên tuyển dụng đã hỏi em có phải công chúa không?", Thúy Hằng kể.

Xem chi tiết: Rich kid Việt tốt nghiệp RMIT được tặng siêu xe 7,4 tỷ đồng, phần thưởng thứ 2 còn gây choáng hơn

Xuất hiện VinFast Lux A2.0 độ cực KHỦNG, thiết kế lạ, hầm hố như siêu xe

VinFast Lux A2.0 được một gara siêu xe của người Việt cho ra mắt với bản độ cực ngầu. Thiết kế lạ mắt với nhiều chi tiết độ đặc biệt khiến VinFast Lux A2.0 nhìn như siêu xe. Một garage tại TP.HCM vừa hoàn thành bản độ VinFast Lux A2.0…

Xem chi tiết: Xuất hiện VinFast Lux A2.0 độ cực KHỦNG, thiết kế lạ, hầm hố như siêu xe

“Lác mắt” với siêu phẩm Lamborghini Aventador SVJ độ tăng áp kép, đạt công suất đủ để “cười khẩy” trước mọi hypercar hiện tại!

Với gói độ của Underground Racing, chiếc Lamborghini Aventador SVJ đã có thể đạt công suất lên tới 1.600 mã lực đo tại bánh và có tiềm năng kéo lên tới 2.000 mã lực!

Xem chi tiết: “Lác mắt” với siêu phẩm Lamborghini Aventador SVJ độ tăng áp kép, đạt công suất đủ để “cười khẩy” trước mọi hypercar hiện tại!

Đất nước gọi, 2 doanh nhân chơi siêu xe có tiếng trả lời với 1 tỷ đồng cho quỹ vắc xin phòng chống COVID-19

Số tiền đóng góp của 2 doanh nhân chơi siêu xe có tiếng nhất Việt Nam cho quỹ vắc xin phòng chống COVID-19 là 500 triệu đồng cho mỗi người.

Xem chi tiết: Đất nước gọi, 2 doanh nhân chơi siêu xe có tiếng trả lời với 1 tỷ đồng cho quỹ vắc xin phòng chống COVID-19

"Hô biến" McLaren 720S thành Senna triệu đô chỉ 425 triệu đồng

Đối với những người đang sở hữu một chiếc McLaren 720S nhưng lại trót thích cả Senna hàng hiếm, hãng độ Darwinpro đã có cách giải quyết vô cùng hợp lý, đó là chế tạo một bộ bodykit Senna cho 720S.

Xem chi tiết: "Hô biến" McLaren 720S thành Senna triệu đô chỉ 425 triệu đồng

Bugatti Chiron Super Sport giá 3,9 triệu USD, chỉ sản xuất 60 chiếc

Sau khi hoàn thiện chiếc La Voiture Noire cách đây không lâu, Bugatti tiếp tục ra mắt với một siêu phẩm mới là Chiron Super Sport. Bugatti Chiron Super Sport là phiên bản nâng cấp của dòng Chiron Super Sport 300+ từng ra mắt vào năm 2019. Cụ thể, phiên…

Xem chi tiết: Bugatti Chiron Super Sport giá 3,9 triệu USD, chỉ sản xuất 60 chiếc

Siêu xe Lamborghini Sian làm từ Lego nặng 2.200 kg

Mô hình Lamborghini Sian được chế tạo từ 400.000 mảnh ghép Lego với kích thước tương đương xe thật và có khối lượng 2.200 kg. Nếu bộ lắp ghép tỷ lệ 1:8 của Lamborghini Sian chưa đủ chi tiết và đẹp mắt, người chơi mô hình có thể lựa chọn…

Xem chi tiết: Siêu xe Lamborghini Sian làm từ Lego nặng 2.200 kg

Posaidon giúp Mercedes-AMG E63 S cho McLaren Speedtail "hít khói"

Sau 2 năm, “vua tốc độ” không chính thức Bugatti Chiron Super Sport 300+ có thêm bản siêu sang?

Bugatti Chiron Super Sport giá 3,9 triệu USD ra mắt - 'Món đồ chơi' xa xỉ của giới nhà giàu

Siêu xe McLaren 765LT đầu tiên xuất hiện tại Đà Nẵng, quá giang hay là định cư hẳn đây?

Bản độ VinFast Lux A2.0 của thợ Việt gây sốt: Thiết kế độc nhất vô nhị, đẹp không kém siêu xe

"Quái vật" Pikes Peak mới của Bentley sẵn sàng lập kỷ lục mới

Ferrari SF90 Spider ra mắt giới nhà giàu Malaysia với giá từ 11,6 tỷ đồng

Lamborghini Urus từng thuộc sở hữu của Minh 'nhựa' xuất hiện tại Hà Nội với điểm mới

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất