Nhận biết và hiểu rõ ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường màu vàng giúp người tham gia giao thông tránh bị phạt trong nhiều tình huống.

Vạch kẻ đường được hiểu thế nào là đúng?

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định vạch kẻ đường là một trong những hệ thống báo hiệu đường bộ, chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Theo các chuyên gia tư vấn pháp luật, vạch kẻ đường có ý nghĩa nâng cao ý thức và mức độ hiểu biết của người điều khiển phương tiện giao thông, tránh tắc nghẽn giao thông hoặc xảy ra va chạm, tại nạn trên đường.

Lưu ý về vạch kẻ đường





– Người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường khi vạch kẻ đường được sử dụng độc lập.

– Tuy nhiên, các chuyên gia tư vấn xe khuyến cáo, trong trường hợp sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường, đèn tín hiệu và biển báo hiệu theo thứ tự: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông – Hiệu lệnh của đèn tín hiệu – Hiệu lệnh của biển báo hiệu – Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Vạch kẻ đường màu vàng là gì? Phân biệt 5 loại vạch kẻ đường màu vàng

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ (Phụ lục G) quy định các loại vạch kẻ đường màu vàng và ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường màu vàng như sau:


– Vạch vàng nét đứt (Vạch 1.1): có tác dụng phân chia hai làn xe chạy ngược chiều trên các đoạn đường có 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa. Các phương tiện được phép di chuyển chạy cắt qua sử dụng làn ngược chiều cả hai phía.

Vạch kẻ đường màu vàng là gì? Phân biệt 5 loại vạch kẻ đường màu vàng để tránh bị phạt

Vạch 1.1.

– Vạch vàng nét liền (Vạch 1.2): có tác dụng phân chia hai chiều xe chạy trên các đoạn đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa. Các phương tiện không được phép di chuyển đè lên vạch hoặc lấn làn.

Vạch kẻ đường màu vàng là gì? Phân biệt 5 loại vạch kẻ đường màu vàng để tránh bị phạt

Vạch 1.2.

Vạch này chỉ được sử dụng tại các đoạn đường có bề rộng đáp ứng điều kiện chuyển động của các loại xe có kích thước lớn được phép lưu thông, không đảm bảo tầm nhìn vượt xe và có nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.


– Vạch vàng đôi, nét liền song song (Vạch 1.3): dùng để phân chia hai chiều xe chạy trên các đoạn đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Các phương tiện không được phép di chuyển đè lên vạch hoặc lấn làn.

Vạch này cũng có thể sử dụng tại các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm trong trường hợp các đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa, tương tự vạch 1.2. Các phương tiện cũng không được phép di chuyển đè lên vạch hoặc lấn làn.

Vạch kẻ đường màu vàng là gì? Phân biệt 5 loại vạch kẻ đường màu vàng để tránh bị phạt

Vạch 1.3.

– Vạch vàng một đứt, một liền song song (Vạch 1.4): dùng để phân chia hai chiều xe chạy trên các đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Vạch này thường dùng ở các đoạn cần cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.

Phương tiện di chuyển trên làn đường tiếp giáp với vạch nét đứt được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết. Phương tiện di chuyển trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được phép cắt qua vạch.

Vạch kẻ đường màu vàng là gì? Phân biệt 5 loại vạch kẻ đường màu vàng để tránh bị phạt

Vạch 1.4.

– Vạch vàng nét đứt song song (Vạch 1.5): dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Như vậy, hiểu rõ quy chuẩn của các vạch kẻ đường màu vàng có thể giúp người tham gia giao thông an toàn hơn và tránh bị phạt do lỗi vô ý không mong muốn.

 Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên (Vạch 2.3): Vạch giới hạn làn đường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch liền nét), các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông đường bộ.

Vạch kẻ đường màu vàng là gì? Phân biệt 5 loại vạch kẻ đường màu vàng để tránh bị phạt

Vạch kẻ đường 2.3 chỉ dành riêng cho một loại xe nhất định.

Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên gồm 2 loại:

Đặc biệt, xe trên làn đường dành riêng hoặc ưu tiên có thể cắt qua vạch này khi làn đường bên cạnh không cấm sử dụng loại xe này.

(Nguồn ảnh: Internet)


TIN LIÊN QUAN

Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Trường hợp dừng đỗ xe ô tô nơi có biển cấm dừng cấm đỗ, lực lượng CSGT có quyền kiểm tra và lập biên bản xử phạt dù người điều khiển phương tiện đã bật đèn cảnh báo.

Xem chi tiết: Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Trường hợp vi phạm tốc độ lần thứ hai trở lên, CSGT sẽ có quyền áp dụng tình tiết tăng nặng để xử phạt.

Xem chi tiết: Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp là lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan nếu muốn chuyển làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe,...

Xem chi tiết: Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Các phương tiện không có biển số xe mà không thuộc trường hợp đăng kí tạm thời theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày từ ngày chuyển quyền sở hữu xe sẽ không được lưu thông. Nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Người có hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xem chi tiết: Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Mức phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT đã tăng mạnh theo quy định ở Nghị định 100.

Xem chi tiết: Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Bạn đã hiểu rõ những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông?

Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe ngay cả khi không vi phạm luật giao thông?

Dừng đăng kiểm ô tô biển ngoại giao quá hạn nhưng chưa sang tên

Quyền hạn của cảnh sát cơ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ

Cảnh sát cơ động có quyền xử lý vi phạm giao thông không?

Mức xử phạt đối với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, đi xe lên hè phố

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất