Túi khí bung ra khi cường độ va chạm vượt ngưỡng cho phép. Đó là lý do rất nhiều trường hợp va chạm nhưng túi khí vẫn "nằm im, bất động".

Mục tiêu khi chế tạo các tính năng an toàn là để bảo vệ người sử dụng ô tô. Hiện nay, công nghệ an toàn ô tô được chia thành hai loại: an toàn chủ động và bị động. Trong đó, an toàn chủ động là những tính năng hỗ trợ phòng tránh tai nạn, chẳng hạn như phanh chủ động… Ngược lại, an toàn bị động không giúp phòng tránh tai nạn nhưng nó có tác dụng hạn chế tối đa hậu quả của tai nạn, đó là các thiết bị như khung xe, dây đai an toàn, túi khí… 





Trọng tâm của bài viết này là túi khí – một bộ phận trong hệ thống an toàn bị động. Theo những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô, túi khí là bộ phận được thiết kế để bung ra khi xảy ra va chạm đe dọa đến sự an toàn của người ngồi trong xe. Đó cũng là lúc túi khí phát huy lợi ích. Tuy nhiên, không phải trường hợp va chạm nào túi khí cũng bung. Rất nhiều trường hợp tính mạng người ngồi trong xe bị đe dọa nhưng túi khí không bung. Từ thực tế đó, nhiều người cho rằng túi khí là bộ phận có khả năng bảo vệ hành khách thấp. Đó là nhận định sai lầm. Nếu va chạm không đủ mạnh hoặc đủ mạnh nhưng không đủ yếu tố kích hoạt thì túi khí vẫn không bung. Cụ thể là các trường hợp dưới đây:

Túi khí trước bung trong trường hợp nào?

Túi khí không bung trong trường hợp nào?

Túi khí không bung trong trường hợp nào?

Thông thường, túi khí trên xe ô tô sẽ bung khi xảy ra va chạm phía trước trong phạm vi giới hạn của hai mũi tên màu đỏ trên hình vẽ. Thế nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần. Còn điều kiện đủ ở đây là lực đâm phải đủ mạnh. Nếu lực đâm nhẹ, dây đai an toàn vẫn bảo vệ tốt người sử dụng, túi khí sẽ “nằm im”.

Đâm vào tường cố định, chắc chắn túi khí sẽ bung

Túi khí không bung trong trường hợp nào?

Đâm trực diện vào tường cố định, dù vận tốc chỉ khoảng 25 km/h, túi khí sẽ nhanh chóng bung ra. Trong trường hợp này, người ngồi trên xe lao về phía trước theo quán tính. Dây an toàn giữ chặt thân người, túi khí bung để cơ thể người ngồi không lao về phía kính lái.


Nếu người ngồi trong xe không thắt dây an toàn, xe đâm vào tường khi đang chạy với vận tốc 48 km/h, theo quán tính người đó sẽ lao về phía bảng táp lô và kính lái với một lực tương đương rơi từ tầng 3 của nhà cao tầng xuống đất.

Túi khí không bung trong trường hợp nào?

Theo những người có kinh nghiệm lái xe ô tô, túi khí có thể bung nếu bị va chạm mạnh ở bên trái hoặc bên phải với điều kiện góc va chạm nằm trong khoảng 30 độ. Tuy nhiên, lực va chạm tương đối nhẹ thì túi khí sẽ không bung bởi dây đai an toàn vẫn đủ sức giữ thân người ngồi bên trong.

Túi khí không bung trong trường hợp nào?

Túi khí bung phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là sự thay đổi gia tốc. Chính vì vậy, nhiều vụ va chạm không trực diện nhưng túi khí vẫn bung. Chẳng hạn như khi bánh xe lọt vào hố sâu hoặc va đập mạnh với các chướng ngại vật trên đường như vỉa hè cao, gờ cao giảm tốc. Khi đó gia tốc xe đột ngột thay đổi.

Túi khí có thể không bung khi gặp tình huống nào?

Túi khí không bung trong trường hợp nào?

Không hiếm khi chúng ta bắt gặp ô tô đâm vào cột điện, gốc cây nhưng túi khí không bung. Thực tế, đây là những tình huống có xác suất bung túi khí thấp. Chẳng hạn như vị trí va chạm trực tiếp với cột điện, gốc cây gần khung chịu lực của xe thì khi đó lực đã bị hấp thụ nên không đủ để kích hoạt túi khí.

Túi khí hiếm khi bung trong trường hợp nào?

Xe bị đâm từ phía sau, lật vòng hoặc rúc gầm xe tải… là những tình huống hiếm khi kích hoạt được túi khí bung ra.

Túi khí không bung trong trường hợp nào?


Khi xe bị lật và lộn vài vòng, dây đai an toàn và khung xe phát huy tác dụng rõ nhất trong việc bảo vệ người ngồi bên trong. Lúc này túi khí bung hay không bung cũng vô ích.

Có không ít vụ tai nạn khiến xe bị lật xuống ruộng, túi khí bung ra. Rất có thể đây là một va chạm trực diện phía trước và có đủ yếu tố để túi khí bung trước khi xe bị lộn vòng.

Túi khí không bung trong trường hợp nào?

Trong trường hợp xe chui gầm xe ở phía trước với tốc độ thấp, chắc chắn thân xe sẽ bị móp và túi khí không bung.

Túi khí không bung trong trường hợp nào?

Khi xe bị đâm ở phần đuôi, quán tính không làm thân người ngồi bên trong lao về phía trước do đó túi khí không có cơ hội kích hoạt.

Tại sao một số vụ va chạm khiến đầu xe hỏng nặng nhưng túi khí vẫn không bung?

Theo Honda, những bộ phận ở thân xe có thể hấp thụ lực va chạm nên nhiều trường hợp xe hư hỏng nặng túi khí vẫn không bung. Dù mức độ hư hỏng nặng tới đâu nhưng nếu túi khí không cần thiết bung hoặc không phát huy tác dụng thì túi khí vẫn không kích hoạt.

Những điều cần biết về túi khí

Túi khí là thiết bị bảo vệ an toàn nhưng cũng có thể trở thành vũ khí sát thương do nó có tốc độ bung nhanh (300 km/h) và lực nổ rất mạnh. Vì thế để túi khí phát huy tối đa lợi ích, người sử dụng cần thắt dây an toàn mỗi khi ngồi trên xe. Hành khách ngồi ghế trước nên đẩy ghế cách xa bảng táp lô.

Chú ý, không nên để vật nặng, vật nhọn ở khoảng không gian giữa người và túi khí. Chẳng hạn vừa lái xe, vừa ngậm tẩu thuốc, kẹo mút… Tài xế cần nhớ không gắn thêm bất cứ thứ gì lên nắp túi khí (nơi có dòng chữ SRS Airbag).

(Ảnh: vnexpress.net)

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Biển số xe phong thủy mới nhất 2021

Mỗi con số đều ẩn chứa những ý nghĩa khác nhau. Nếu là con số may mắn thì sẽ mang đến tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ. Ngược lại, những con số xui xẻo sẽ mang lại những điềm xấu. Cùng xem ý nghĩa biển số xe phong thủy…

Xem chi tiết: Biển số xe phong thủy mới nhất 2021

Đọc ngay cách nguyên nhân chính khiến đèn pha ô tô không hoạt động

Đèn pha không hoạt động bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, đơn giản thì là cầu chì cháy, phức tạp hơn là hỏng cả hệ thống điện.

Xem chi tiết: Đọc ngay cách nguyên nhân chính khiến đèn pha ô tô không hoạt động

Hyundai Elantra 2016 dùng 5 năm, giữ giá tốt hơn Toyota Corolla Altis cùng đời

Giá của những chiếc xe Hyundai Elantra 2016 đang trong khoảng 500-550 triệu, ngang ngửa giá Toyota Vios đời mới.

Xem chi tiết: Hyundai Elantra 2016 dùng 5 năm, giữ giá tốt hơn Toyota Corolla Altis cùng đời

Bạn có chắc mình đã biết hết những chi tiết này trên xe ô tô?

Kể cả người lái xe lâu năm cũng chưa chắc đã nắm hết tất cả các chi tiết hữu dụng của xe như các khe nhỏ trên bảng táp lô, các ký hiệu phía mặt trong cửa xe, biểu tượng vị trí nắp bình xăng...

Xem chi tiết: Bạn có chắc mình đã biết hết những chi tiết này trên xe ô tô?

Thay nhớt còn dư, tận dụng thế nào cho hợp lý

Ngoài động cơ cần thay nhớt theo chu kỳ thì vẫn còn một số chi tiết khác cần để ý châm thêm chất bôi trơn để đảm bảo sự mượt mà, cho trải nghiệm tốt khi vận hành.

Xem chi tiết: Thay nhớt còn dư, tận dụng thế nào cho hợp lý

Tại sao vô-lăng không được đặt chính giữa ô tô?

Vô lăng được đặt lệch một bên có lợi nhiều hơn khi ra vào xe, quan sát các chướng ngại vật phía trước và trong các tình huống muốn vượt xe khác.

Xem chi tiết: Tại sao vô-lăng không được đặt chính giữa ô tô?

Đèn tự động trên xe ô tô là gì ? Công dụng và cách sử dụng

Đèn tự động là tính năng được nhà sản xuất trang bị thêm trên xe nhằm giúp giảm thiểu các nguy hiểm trong trường hợp bác tài quên bật đèn khi trời tốt.

Xem chi tiết: Đèn tự động trên xe ô tô là gì ? Công dụng và cách sử dụng

Mua được xe gầm cao nào tại Việt Nam với 700 triệu trong tay

Xu hướng chuyển dịch từ xe gầm thấp lên xe gầm cao của người Việt đang ngày càng rõ nét. Bằng chứng là hàng loạt mẫu xe crossover đô thị mới thi nhau ra mắt và không ít cái tên trong số đó thường xuyên lọt top bán chạy.

Xem chi tiết: Mua được xe gầm cao nào tại Việt Nam với 700 triệu trong tay

Ô tô hỏng nặng vì bà chủ đi 3 năm không thay đầu

Bí quyết khắc phục ngay tình trạng ô tô bị ì máy khi tăng tốc

Tăng giảm ga đột ngột khiến xe xuống cấp nhanh cỡ nào?

'Thánh lật' Toyota Fortuner TRD Sportivo 2016 có đáng mua sau 5 năm sử dụng?

Tổng hợp những bộ phận ô tô dễ hư hỏng vào mùa hè

Tổng hợp những nâng cấp rất cần thiết cho ô tô bản thiếu

Ô tô kinh doanh không đổi biển số vàng sẽ bị phạt tới 8 triệu VNĐ

Từ 1/3: Áp dụng hàng loạt quy định mới về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất