Hiện nay, nhiều người tự ý thay đổi kết cấu của xe nhưng không biết rằng hành vi này hoàn toàn vi phạm pháp luật và có thể bị phạt nặng từ năm 2020.
Tại Khoản 2 Điều 55 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“2.Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
Tuy nhiên luật không giải thích rõ thay đổi như thế nào thì sẽ vi phạm. Việc thay đổi kết cấu của xe sẽ không còn đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho nên chủ phương tiện sẽ vi phạm vào lỗi tự ý thay đổi kết cấu của xe, vì vậy các lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt.
Tự ý thay đổi kết cấu của xe ô tô có thể bị phạt tới 16 triệu đồng.
Trong trường hợp chủ xe tự ý thay đổi một số bộ phận của xe có thể ảnh hưởng đến kết cấu của xe sẽ bị phạt theo quy định hiện hành.
Theo tin tức pháp luật, Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Đối với xe máy, phạt tiền 300.000 – 400.000 đồng đối với cá nhân, 600.000 – 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn; tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong giấy đăng ký xe; không làm thủ tục khai báo với cơ quan đăng ký xe theo quy định trước khi cải tạo xe (đối với loại xe có quy định phải làm thủ tục khai báo).
Hơn nữa, đối với các hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu của xe như tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe; tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe sẽ bị phạt tiền 800.000 – 2 triệu đồng đối với cá nhân, 1,6 – 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.
Có nhiều xe ô tô độ không tuân thủ đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Tương tự, đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền 2 – 4 triệu đồng đối với cá nhân, 4 – 8 triệu đồng đối với tổ chức.
Đặc biệt đối với hành vi thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe sẽ bị phạt tiền 6-8 triệu đồng đối với cá nhân, 12-16 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.
Chú ý: Nhiều bạn hỏi là thay đổi màu sơn xe có bị phạt không? Trả lời: “Khi thay đổi màu sơn xe thì bạn phải làm lại giấy đăng ký nếu không sẽ bị phạt một khoản tiền. Tuy nhiên, thay đổi màu sơn xe sẽ không làm thay đổi kết cấu của xe nên sẽ không vi phạm lỗi này.
Khi thay đổi màu sơn xe, chủ xe phải khai báo với Phòng CSGT để làm lại giấy chứng nhận đăng ký xe sẽ bị xử phạt hành chính từ 300 – 400.000 đồng (theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 14/2015/TT-BCA ngày 4/4/2015 của Bộ Công an).
Ngoài ra, Nghị định 100 cũng xếp lỗi này cùng với các lỗi tự ý thay đổi kết cấu của xe.”
(Nguồn ảnh: Internet)