Theo tin tức pháp luật về xe, mới đây, Luật số 44/2019/QH14 của Quốc hội: Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đã được ban hành với nội dung nghiêm cấm triệt để hành vi lái xe khi có nồng độ cồn trong cơ thể, bao gồm cả xe ô tô, xe máy, xe đạp điện,… kể từ 01/01/2020.
Theo đó, kể từ 01/01/2020, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia, bao gồm cả phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Hay nói cách khác, mọi hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong cơ thể đều bị nghiêm cấm. Trong đó:
Luật được ban hành nhằm mục đích giảm thiểu lượng tiêu thụ rượu, bia và tác hại của rượu bia đến an toàn giao thông đường bộ. Văn bản luật mới ban hành cũng quy định cụ thể “Độ cồn là số đo hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được đo bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100ml dung dịch tại 20oC”.
Như vậy, việc ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cũng đã dẫn tới sửa đổi một số quy định hiện hành, trong đó bao gồm Luật Giao thông đường bộ 2008. Bên cạnh đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông cũng sẽ được thay đổi và bổ sung trong thời gian tới.
Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông hiện hành quy định xử phạt với người điều khiển ô tô, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có nồng độ cồn trong cơ thể như như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;
– Phạt bổ sung:
8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
– Phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
9. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
– Phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng.