1.Các loại bằng lái xe ô tô và thời hạn sử dụng
Tổng hợp các loại giấy phép lái xe ô tô tại Việt Nam
Hạng bằng lái xe ô tô | Đặc trưng riêng từng loại | Phương tiện được áp dụng | Hạn sử dụng |
Hạng B1 | Không cho phép hành nghề lái xe |
♦ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; ♦ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg. |
Tới tuổi nghỉ hưu |
Hạng B2 |
Loại cơ bản nhất cho bất kỳ người học lái xe mới nào và được tham gia kinh doanh vận tải |
♦ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; ♦ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. |
10 năm |
Hạng C | Có thể học và thi lấy bằng trực tiếp |
♦ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; ♦ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; ♦ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. |
5 năm |
Hạng D | Người học giấy phép lái xe hạng D phải có số km lái xe an toàn và kinh nghiệm lái xe từ 3-5 năm |
♦ Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ♦ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C. |
5 năm |
Hạng E |
Người có độ tuổi tối đa 50 (đối với nữ) và 55 tuổi (đối với nam) |
♦ Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; ♦ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D. |
5 năm |
2.Thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe trong trường hợp mất
Khi bị mất Giấy phép lái xe, người mất có thể làm hồ sơ lên Sở giao thông vận tải để được cấp lại. Những trường hợp còn thời hạn sử dụng Giấy phép hoặc mới quá hạn trong thời gian dưới 3 tháng sẽ được cấp lại dễ dàng hơn. Còn với những Giấy phép đã quá hạn sử dụng thì người mất có thể phải thi lại sát hạch lý thuyết hoặc thi cả lý thuyết và thực hành. Nếu kết quả thi đạt điều kiện sẽ được cấp bằng lái mới.
Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe bị mất
Các loại giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe ô tô
Trường hợp Giấy phép còn thời hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 03 tháng: Khi muốn xin cấp lại Giấy phép lái xe, tài xế phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:
Sau khi nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, cơ quan công an đã xác nhận tình trạng Giấy phép lái xe của bạn không bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch thì sẽ được cấp lại Giấy phép lái xe sau 2 tháng.
Trường hợp Giấy phép quá thời hạn sử dụng trên 3 tháng: Với những người mất Giấy phép lái xe đã quá thời hạn sử dụng hơn 3 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý sau khi nộp hồ sơ hợp lệ 2 tháng sẽ phải dự thi sát hạch lại để được cấp bằng mới:
Để có thể dự thi sát hạch cấp lại bằng, người lái xe cần chuẩn bị một bộ hồ sơ thi sát hạch gồm:
Sau khi hoàn tất các bài thi sát hạch và đủ điểm qua, thí sinh sẽ được cấp Giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc.
Nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe ô tô ở đâu?
Người lái xe nộp hồ sơ và nhận Giấy phép lái xe cấp lại tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải
Để nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe bị mất, người lái xe cần mang giấy tờ cần thiết đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép lái xe. Đến đó, người lái xe sẽ chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính hồ sơ để đối chiếu, xác thực.
Đồng thời, người có nhu cầu cấp lại bằng lái xe sẽ nộp lệ phí cấp lại cùng lúc khi nộp hồ sơ. Theo quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC, mức phí xin cấp lại Giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần. Những trường hợp phải thi sát hạch lý thuyết sẽ đóng thêm 90.000 đồng/lần, thi sát hạch thực hành trong hình đóng 300.000 đồng/lần và 60.000 đồng/lần thi thực hành trên đường giao thông công cộng.
Nhận Giấy phép lái xe cấp lại
Như đã nói ở trên, khi đã đủ điều kiện cấp lại Giấy phép lái xe ô tô, người lái sẽ nhận được một giấy hẹn. Đến ngày hẹn được ghi trên giấy, bạn sẽ đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đã đến nộp hồ sơ ban đầu) để nhận lại Giấy phép mới được cấp lại.
Giấy phép điều khiển xe ô tô là một trong những giấy tờ bắt buộc với mọi tài xế cần có khi tham gia giao thông. Trường hợp không may bị mất, người lái xe cần nhanh chóng đến cơ quan chức năng làm thủ tục, hồ sơ xin cấp lại. Nếu không có giấy phép nhưng vẫn điều khiển xe trên đường, tài xế có thể bị phạt hành chính từ 800.000 đồng – 06 triệu đồng theo quy định tại Khoản 5, khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.