Câu hỏi từ bạn Hà Phương – Nam Định
Trả lời:
Tại Điều 15, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về chuyển hướng xe như sau:
“1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác”…
Mặt khác, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có nêu rõ:
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô (Điểm c, Khoản 3, Điều 5); Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (Điểm a, Khoản 4, Điều 6) khi có hành vi vi phạm sau đây: chuyển hướng không giảm tốc độ, hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).
Như vậy, hiện tại, pháp luật có quy định về chuyển hướng phải có tín hiệu báo trước và chỉ xử phạt vi phạm khi chuyển hướng không có tín hiệu, mà không có cụ thể phải bật tín hiệu báo trước khi chuyển hướng bao lâu. Tuy nhiên, việc tham gia giao thông phải thực hiện đúng quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn giữa các xe, khi chuyển hướng phải bật tín hiệu báo trước rồi mới chuyển hướng cho đến khi chuyển hướng xong mới tắt tín hiệu báo.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)