Thông thường khoảng thời gian từ 2 tuần đến một tháng sau những kì nghỉ lễ người ta lại dễ dàng bắt gặp những câu hỏi ngô nghê “em bị phạt nguội, giờ phải làm sao?”, “có dịch vụ nào đóng phạt giùm không”, “Mình ra bưu điện đóng phạt được không?”,… cùng hàng loạt vấn đề khó đỡ khác cùng những câu trả lời tư vấn khác nhau đến từ đại số người chưa từng bị chỉ cách ra bưu điện hay lên trang web của Bộ đóng giùm.
Thực tế người dân chỉ có thể đóng phạt khi đã có biên bản xử phạt vi phạm giao thông hay còn gọi là “Biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”. Loại biên bản này chỉ được lập khi cảnh sát giao thông phát hiện vi phạm và lập biên bản tại chỗ và người vi phạm đề nghị thực hiện nghĩa vụ đóng phạt tại chỗ.
Tuy nhiên về việc đóng phạt “nguội” hay xử phạt qua camera thì lại là hình thức khác, không đơn giản như việc bị lập biên bản tại chỗ, người vi phạm vẫn có thể đóng phạt qua bưu điện nhưng không dễ dàng như vậy.
Cụ thể, khi người tham gia giao thông nhận được thông báo vi phạm phạt nguội từ cơ quan chức năng, bắt buộc phải có mặt tại cơ quan có thẩm quyền nơi ghi nhận lỗi vi phạm để làm việc. Các thông báo này được gửi bằng hình thức văn bản, không sử dụng các phương thức liên lạc như điện thoại, tin nhắn hay email.
Người vi phạm có thể đến đúng hoặc trễ hơn ngày trên văn bản thông báo, nhận số thứ tự chờ đến lượt. Khi đến lượt, người vi phạm có thể xem hình ảnh màu qua màn hình máy tính, sau đó sẽ được lập biên bản bằng tay tại chỗ đồng thời ghi ý kiến “đồng ý với lỗi vi phạm” nếu không đồng ý người dân có thể khiếu nại tại chỗ. Tuy nhiên nếu có thêm lỗi phát sinh chưa kịp gửi thông báo, sẽ lập thêm biên bản tính riêng.
Với lỗi vi phạm chỉ tạm giữ giấy phép lái xe, thường là lỗi quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10km/h, người vi phạm sẽ bị tạm giữ bằng lái kèm biên bản ra quyết định xử phạt. Sau khi đóng phạt sẽ được trả lại.
Lúc này người dân chỉ cần đi qua ngân hàng gần đó để đóng phạt, giữ biên lai và quay lại trụ sở công an. Thông thường tại các trụ sở công an sẽ có ngân hàng gần đó trong bán kính từ 1 đến 2km. Hiện nay việc xử phạt giao thông chỉ chấp nhận việc đóng phạt thông qua tiền mặt, các hình thức chuyển khoản, cà thẻ đều không được chấp nhận. Nếu không đi được, có thể nhờ dịch vụ đóng hộ với mức phí vài chục ngàn tùy nơi. Sau khi dịch vụ đóng hộ đưa biên lại, bạn quay lại bàn thủ tục để nhận lái bằng lái và đi về.
Tuy nhiên với các lỗi nặng hơn, buộc phải tước giấy phép lái xe thì quy trình xử phạt vẫn như bình thường, chỉ có điều bạn phải chọn thêm dịch vụ xử phạt thông qua bưu điện. Có nghĩa là sau khi có hoàn tất quá trình đóng phạt, nếu chọn qua bưu điện thì sau khi đủ thời hạn tước bằng thì bạn chỉ cần chờ dịch vụ chuyển bằng lái về tận nhà. Nếu không, bạn phải lên cơ quan công an để nhận lại bằng lái.
Với hình thức đóng phạt online qua Cổng dịch vụ công Quốc gia, người vi phạm vẫn cần phải có biên bản quyết định xử phạt mới có mã số để tiến hành nghĩa vụ nộp phạt. Vẫn phải lên trụ sở tại nơi phạt nguội để lấy biên bản, hoặc bị lập biên bản tại chỗ nhưng quên đề nghị đóng phạt thông qua bưu điện.
Hiện nay camera phạt nguội chủ yếu xử lý các lỗi vi phạm như:
- Chuyển làn không có tín hiệu báo trước (Không xi nhan)
- Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ
- Vượt đèn đỏ, đèn vàng (Lưu ý: Đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ)
- Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (Đi sai làn)
- Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”
- Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách
- Đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ
Người dân cũng thể tự tra, kiểm tra việc phạt nguội thông qua website của Cục Cảnh sát giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở giao thông Vận tải hoặc các ứng dụng trên điện thoại di động. Tất nhiên nếu cố tình không chấp hành việc nộp phạt thì xe không thể nào đăng kiểm để lưu thông được.