Theo kinh nghiệm sử dụng ô tô của nhiều người, các trung tâm đăng kiểm thường hoạt động quá tải trong các ngày đầu tuần hoặc trước các kỳ nghỉ lễ trong năm. Do đó, để không mất nhiều thời gian cho việc này, bạn nên liên hệ với các trung tâm và đặt lịch trước, chuẩn bị những giấy tờ cần thiết và đừng quên kiểm tra, khắc phục những lỗi kỹ thuật trước khi đưa ô tô đi đăng kiểm. Bài viết đưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để dễ dàng đạt được kết quả tốt nhất.
Thủ tục đăng kiểm ô tô lần 2 nhanh, gọn, không tốn kém
1. Quy trình đăng kiểm
Quy trình thực hiện tại các trung tâm đăng kiểm ô tô ở Việt Nam đều tuân theo “mô hình”: 5 công đoạn và 56 hạng mục kiểm tra.
56 hạng mục cần kiểm tra sẽ được thực hiện thông qua thiết bị, dụng cụ kiểm tra chuyên dụng, quan sát bằng mắt, kiểm tra trực tiếp bằng tay… Tất cả những hạng mục kiểm tra phải nhận được kết luận “đạt tiêu chuẩn” mới được cấp giấy chứng nhận, tem BVMT (bảo vệ môi trường) và ATKT (an toàn kỹ thuật).
Các phương tiện kiểm định thường được chia thành 2 nhóm chính: nhóm 1 là xe dưới 6 năm sử dụng, nhóm 2 là những xe có thời hạn sử dụng trên 7 năm. Đối với những chiếc xe thuộc nhóm 1 không hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải và có số công-tơ-mét chưa đến 60.000km thường không có biểu hiện hư hỏng, người dùng chỉ cần thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng lại các chi tiết là đã dễ dàng vượt qua các hạng mục kiểm tra.
Căn cứ vào 5 hạng mục bắt buộc phải tiến hành trong quá trình kiểm định, chủ xe cần thực hiện một số đầu việc sau:
Những công đoạn còn lại sẽ được tiến hành đầy đủ nhưng bạn không nên quá lo lắng bởi đối với những chiếc ô tô niên hạn sử dụng khoảng 6 năm thì hầu như không mắc lỗi kỹ thuật nào. Trước khi đem xe đến cơ quan đăng kiểm, bạn nên rửa lại xe, hút bụi (có thể thực hiện việc này tại các gara hay địa chỉ chăm sóc ô tô chuyên nghiệp). Nếu chiếc xe chưa từng bị va đụng thì càng không có gì để lo lắng.
2. Bảo dưỡng trước khi đi đăng kiểm
Trong quá trình kiểm tra, nếu chiếc xe không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, trung tâm đăng kiểm sẽ thông báo với chủ xe và yêu cầu chủ xe khắc phục. Do đó, các chuyên gia chăm sóc và bảo dưỡng ô tô cho biết, để tránh lãng phí thời gian cho việc này, chủ xe nên kiểm tra trước các bộ phận và có hướng khắc phục lỗi/khuyết điểm của chiếc xe trước khi đem đi kiểm định.
3. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khi đưa xe đi đăng kiểm
Hiện, Hà Nội và TP. HCM là nơi hội tụ nhiều trung tâm đăng kiểm, trong khi những tỉnh khác có ít nhất một trung tâm thực hiện việc này. Các chủ xe có thể lựa chọn bất cứ trung tâm đăng kiểm nào. Khi đưa xe đến các trung tâm đăng kiểm, chủ xe cần mang theo các loại giấy tờ sau:
4. Mức thu phí kiểm định
5. Mức thu phí cấp giấy chứng nhận kiểm định
6. Chọn trung tâm, đặt lịch đăng kiểm qua tổng đài 1080
Để tiết kiệm thời gian, chủ xe có thể đặt lịch trước với trung tâm đăng kiểm thông qua tổng đài 1080. Cuộc gọi nên thực hiện trước 1 ngày để trung tâm sắp lịch đăng kiểm. Khi đưa xe đến trung tâm theo đúng lịch hẹn, nhân viên của trung tâm sẽ hướng dẫn chủ xe đậu xe theo số thứ tự, nộp giấy tờ và phí kiểm định tại phòng làm thủ tục và phòng trả kết quả.
7. Một vài lưu ý khác
– Chủ xe được phép mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự ngay tại đơn vị đăng kiểm.
– Đơn vị Đăng kiểm sẽ thu phí sử dụng đường bộ, theo mức quy định cụ thể tại Thông tư 293/2016/TT-BTC ban hành ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính.