Chuyên mục tin tức pháp luật của Oto.com.vn xin tư vấn cho độc giả quy trình cấp lại GPLX đầy đủ, chính xác và nhanh gọn để được cấp lại bằng sớm nhất.
1. Theo quy định Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì những trường hợp dưới đây được cấp lại giấy phép lái xe
a. Người bị mất giấy phép lái xe
b. Còn nhưng thời hạn sử dụng dưới 3 tháng
2. Quy trình cấp lại bằng lái xe ô tô mới, nhanh gọn nhất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái xe do bị mất bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe
Các bác có thể tải form dưới đây:
Mẫu đăng kí: https://drive.google.com/drive/u/1/folders/16W0K3KklWIEJdkNsOQZ_OAynJAcNuxK5
– Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có)
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Cá nhân có nhu cầu xin cấp lại giấy phép lái xe do bị mất nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ kể trên đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Khi nộp hồ sơ, cá nhân phải chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
– Nộp lệ phí theo quy định.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái xe nếu không phát hiện giấy phép lái xe của người đề nghị cấp lại giấy phép lái xe do bị mất đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì cấp lại giấy phép lái xe cho người đề nghị theo quy định.
– Thẩm quyền giải quyết hồ sơ: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
– Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định.
Lưu ý: Trường hợp người có giấy phép lái xe bị mất có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:
– Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;
– Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành;
– Thủ tục sát hạch lại thực hiện theo quy định của pháp luật tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
3. Thủ tục cấp lại bằng lái bị mất từ lần thứ 2 và lần thứ 3 trở lên
Thêm một chú ý đối với người xin cấp lại giấy phép lái xe từ lần thứ 2 và thứ 3 trở lên cũng có nhiều sự khác biệt:
Cụ thể:
– Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe ô tô bị mất lần thứ nhất, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong hệ thống Thông tin giấy phép lái xe , không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền tu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe ô tô .
– Trên 2 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe ô tô bị mất lần thứ nhất thì được xử lý cấp lại như bị mất lần thứ nhất;
– Đối với lần thứ 3 trở lên thì xử lý như lần mất thứ nhất.
4. Mức lệ phí
– Đối với thi sát hạch lái xe ô tô các hạng B1, B2, C, D, E, F: sát hạch lý thuyết 90.000 đồng/lần. Sát hạch thực hành trên sa hình 300.000 đồng/lần. Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng 60.000 đồng/lần.
– Mức thu lệ phí cấp giấy phép lái xe (in trên chất liệu giấy) là 30.000 đồng/lần cấp mới, cấp đổi, cấp lại.
– Lệ phí cấp giấy phép lái xe (in trên chất liệu nhựa) là 135.000 đồng/lần cấp mới, cấp đổi, cấp lại.