Về điều kiện tập lái: Cơ sở đào tạo lái xe phải trang bị đầy đủ xe tập các hạng và phải có giấy phép xe tập lái do cơ quan có thẩm quyền cấp. Đối với các cơ sở kiêm luôn dịch vụ sát hạch lái xe, căn cứ vào thời gian và mục đích sử dụng xe sát hạch, được quyền sử dụng xe sát hạch vào việc thi sát hạch và đào tạo thi sát hạch nhưng số xe sát hạch dùng để đào tạo không vượt quá 50% số xe sát hạch dùng để đào tạo lái xe.
Thêm quy định mới siết chặt hoạt động đào tạo và thi sát hạch lái xe ô tô
Sân thực hành phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn về giáo viên giảng dạy cũng thay đổi. Theo Nghị định 138/2018/NĐ-CP, cơ sở đào tạo lái xe phải có đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên dạy thực hành đáp ứng tiêu chuẩn quy định. Mỗi một xe tập phải đảm bảo có ít nhất có 01 giáo viên dạy thực hành.
Giáo viên đào tạo lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định luật giáo dục nghề nghiệp.
Giáo viên giảng dạy lý thuyết phải có bằng trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành sau: Luật, lắp ráp ô tô, công nghệ ô tô hoặc những ngành nghề khác có nội dung đào tạo chiếm từ 30% chuyên ngành ô tô. Giáo viên giảng dạy kỹ thuật lái xe phải có giấy phép tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.
Ngoài ra, giáo viên giảng dạy thực hành cần phải có GPLX tương ứng hoặc cao hơn hạng xe phụ trách đào tạo nhưng không thấp hơn hạng B2. Giáo viên hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ 3 năm trở lên, tính từ ngày trúng tuyển. Giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép đủ thời gian 5 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển.
Nghị định quy mới cũng quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe làm việc tại cơ sở đào tạo trực thuộc cơ quan trung ương do Bộ Giao thông Vận tải giao. Trong khi đó, Sở Giao thông Vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe làm việc tại các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.
(Nguồn ảnh: cafeauto.vn)