Vài triệu không nhiều so với những chiếc xe vài chục hay cả trăm triệu, thế nhưng với người lao động sắm được con xe mười mấy triệu là cả một vấn đề nên việc tự làm giấy đăng kí xe sẽ tiết kiệm ít nhất vài ngày công làm việc.
Theo đó, trước khi mua một món đồ gì có liên quan tới thủ tục hành chính, nên thủ sẵn những giấy tờ cần thiết sao y bản chính (photocopy). Như mua xe máy nên chuẩn bị sẵn sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước,….
Sau khi lựa chọn mua xe và thanh toán cửa hàng, họ sẽ xuất hóa đơn giá trị gia tăng, lúc này cần yêu cầu xuất đúng với giá niêm yết của phiên bản xe mình. Thực tế một số mẫu xe hàng hot, hoặc xả kho sẽ có giá bán khác với giá niêm yết, thế nên cần yêu cầu xuất đúng giá niêm yết để có mức phí trước bạ hợp lý. Cùng với đó phải có giấy kiểm định xuất xưởng hoặc giấy hải quan đối với xe nhập khẩu và nhờ cửa hàng “cà số khung, số máy” để tiện cho việc làm giấy tờ.
Khi có đủ các giấy tờ cần thiết, bạn đến chi cục thuế gần nơi bạn nhất để đóng phí trước bạ, một kinh nghiệm nhỏ là nên photo sẵn các giấy tờ trên thành 1-2 bản để thuận tiện cho việc làm thủ tục. Với những ai mơ hồ chi cục thuế thì chỉ cần tìm keyword “chi cục thuế” trên google map sẽ hiện ra nơi gần nhất.
Khi đến chi cục thuế bạn chỉ cần điền đủ theo thông tin giấy khai mà họ đưa rồi nộp lên quầy chờ gọi tên để đóng phí trước bạ. Mức phí sẽ có 2 mức là 2% hoặc 5% tùy theo khu vực nơi ở.
Khi hoàn tất việc đóng phí, tiếp tục đến trụ sở cảnh sát giao thông tại nơi ở để tiếp tục đăng ký xe. Lúc này bạn cần khi đầy đủ các thông tin vào tờ khai đăng ký xe. Riêng phần số khung số máy bạn để trống, đây là chỗ để cảnh sát giao thông ghi thông tin.
Sau khi điền đủ thông tin theo hướng dẫn, người mua cần dán 2 tờ giấy cà số khung số máy mà lúc mua nhờ cửa hàng cà giúp vào tờ khai đăng ký rồi nộp lại cho trụ sở. Lúc này chỉ cần ngồi đợi được gọi tên và cầm giấy tờ đưa cho cán bộ xét xe. Cán bộ họ sẽ kiểm tra xe, xét xe rồi khi lại số khung số máy lúc nãy để trống trên tờ khai. Khi hoàn tất giấy tờ liên quan, cần quay lại phòng đóng lệ phí cấp biển số. Nếu quên việc nhờ cửa hàng cà số khung số máy, đừng hoảng loạn mà hãy chạy ra cửa cổng nơi có quầy hàng nước sẽ có người cà giùm với mức phí từ 50-150 ngàn tùy nơi.
Mức lệ phí cấp biển số từ 50 ngàn đến 4 triệu tùy theo khu vực và giá trị xe. Sau khi đối chiếu kiểm tra các giấy tờ, cơ quan sẽ trả lại chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu cho người mua.
Điều 5 Nghị định 229/2016/TT-BTC quy định về mức lệ phí khi đăng ký xe như sau:
Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh:
- Xe có giá trị từ 15 triệu đồng trở xuống: Lệ phí từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng
- Xe có giá trị từ 15 triệu đồng đến 40 triệu đồng: Từ 01 triệu – 02 triệu đồng
- Xe có giá trị trên 40 triệu đồng: Từ 02 triệu đồng – 04 triệu đồng
Đối với các thành phố trực thuộc trung ương khác, các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã:
- Xe có giá trị từ 15 triệu đồng trở xuống: 200.000 đồng;
- Xe có giá trị từ 15 triệu đồng – 40 triệu đồng: 400.000 đồng;
- Xe có giá trị từ trên 40 triệu đồng: 800.000 đồng;
Đối với các địa phương khác: 50.000 đồng đối với tất cả các loại xe.
Sau khi hoàn tất đóng các mức phí, bạn sẽ có người cho bạn bấm biển số. Một mẹo nhỏ được truyền tai nhau là bấm giữ nút bấm số lâu một tý sẽ có được biển số đẹp, tuy nhiên chỉ là truyền miệng chưa có tính xác thực.
Khi đã ra dãy số cấp biển, cán bộ sẽ đưa bạn giấy hẹn và biển số, lúc này bạn có thể ra về và chờ đến ngày hẹn trên giấy để lấy giấy đăng ký xe thông thường là không quá 2 ngày làm việc trừ ngày nghĩ, lễ tết. Giấy hẹn có giá trị tương đương giấy đăng kí xe trong khoảng thời gian hẹn. Mặt khác, khi bạn lấy biển số xe sẽ có rất nhiều “cò lái” xung quanh chào mời bạn đóng khung biển số với giá rất cao nhưng chất lượng không cao, bạn có thể tìm một nơi gần đó yêu cầu đóng khung lại sẽ có giá tốt hơn, bền hơn, thẩm mỹ hơn.