Phần I: Chăm sóc ô tô kỹ lưỡng
Để di chuyển trong mùa mưa an toàn, trước mỗi hành trình chủ nhân cần đặc biệt quan tâm đến hệ thống phanh không được quá mòn hoặc hết má. Lốp xe không được nứt, gãy hay mòn và phải đủ áp suất theo quy chuẩn của nhà sản xuất. Ngoài ra, cần gạt nước phải hoạt động bình thường để không cản trở tầm nhìn của tài xế dưới thời tiết mù mịt. Hơn nữa, đèn xe cần hoạt động bình thường vì trời sẽ rất nhanh tối khiến việc lái xe trở nên khó khăn hơn. Việc kiểm tra những bộ phận này sẽ không mất quá nhiều thời gian của chủ nhân mà đảm bảo an toàn trên những hành trình.
Kiểm tra lốp và hệ thống phanh xe trước khi di chuyển những ngày mưa bão
Đối với phanh, khi kiểm tra phải có độ nhả linh hoạt, không bị bó, mút để đảm bảo an toàn. Chủ nhân cần thay thế hệ thống phanh khi đi từ 32.000 đến 48.000 km. Với lốp, người dùng cần thay lốp mới sau 40-50 nghìn km. Riêng với cần gạt nước phải thay ít nhất 1 lần/năm.
Phần II: Những kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn dưới trời mưa
– Vì thời tiết mưa gió và mù mịt nên tài xế nhất định phải giữ khoảng cách an toàn với các xe đi trước, tuyệt đối không chạy song song với bất cứ xe nào. Đặc biệt, không nên đi gần những xe trọng tải lớn vì nước bắn sẽ làm giảm tầm nhìn của tài xế. Trước khi đến một đoạn đường hãy lưu ý quan sát thật kỹ để chủ động tránh những sự cố đáng tiếc.
– Trong khi di chuyển, tài xế phải bật đèn ở chế độ cốt hoặc đèn sương mù để cảnh báo cho những phương tiện đi ngược chiều biết sự xuất hiện của xe. Hãy nhớ rằng không nên bật đèn pha khi có xe chạy đối diện vì sẽ gây nguy hiểm cho cả hai.
– Nếu đường thoáng, tài xế hoàn toàn có thể chạy ở giữa đường để tránh những vùng ngập ở 2 bên đường.
– Theo những người có kinh nghiệm ô tô, khi đi trong khu vực ngập nước, tài xế nên cố giữ đều chân ga ở số thấp để không cho nước tràn vào ống xả, tránh tình trạng chết máy.
Giữ khoảng cách an toàn khi lái xe dưới trời mưa
– Tài xế chú ý, nếu lượng nước quá lớn mà có thể ngập quá nửa lốp thì không nên vượt qua sẽ dẫn đến nước tràn vào máy khiến xe bị thủy kích bất cứ lúc nào. Khi di chuyển qua chỗ ngập, tài xế nên đạp nhẹ chân phanh để rà phanh, loại bớt nước trên đĩa.
– Trong trường hợp có xe ngược chiều đi đến, lái xe cần chủ động giảm tốc độ để tránh tạo sóng nước lọt khoang động cơ gây nguy cơ hỏng nhiều bộ phận.
– Di chuyển với tốc độ thấp để tránh nước sục vào họng gió, cũng như tạo “sóng nước”. Đồng thời, trong khi di chuyển ở đường ngập nước cần tắt hệ thống điều hòa, âm thanh… để giảm tải cho động cơ.
– Trong trường hợp xe chết máy, tuyệt đối không được khởi động lại xe vì máy sẽ không thể khởi động lại được nữa, mà sẽ làm cong tay biên, vỡ thành máy… nguy cơ thay cả khối động cơ là rất lớn. Nếu xe chết máy cần nhanh chóng nhờ người đẩy xe lên những đoàn đường cao hơn để gọi cứu hộ.
– Cần chuẩn bị ít nhất một số điện thoại cứu hộ giao thông phòng đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra.
Phần III: “Cứu xe” khi bị ngập nước
Trong trường hợp xấu nhất, buộc phải lái xe qua những đoạn đường ngập mà không may xe chết máy thì tài xế cũng nên có những kinh nghiệm cơ bản để giải quyết. Lái xe không giản chỉ là điều khiển ô tô mà mọi tài xế hãy coi xe là những người bạn đời thân thuộc để có những kinh nghiệm chăm sóc xe kịp thời.
Giải pháp hạn chế thiệt hại khi ô tô “bơi” trong nước sau sẽ giúp mọi tài xế vượt qua nỗi khổ những ngày mưa bão.