Cảnh sát giao thông có được phép yêu cầu tài xế dừng xe nếu không vi phạm?
Cảnh sát giao thông được phép yêu cầu tài xế dừng xe dù không vi phạm
Thông tin luật xe ô tô cho biết, người điều khiển xe ô tô sẽ bị CSGT tuýt còi yêu cầu dừng xe nếu có các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và bị CSGT trực tiếp hoặc gián tiếp phát hiện nhờ vào các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp đặc biệt tuy không phát hiện được các hành vi sai luật của tài xế nhưng CSGT vẫn có quyền yêu cầu dừng xe. Cụ thể:
Như vậy, CSGT có quyền và nghĩa vụ yêu cầu tài xế dừng xe khi phát hiện ra hành vi vi phạm hoặc một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, nếu xử phạt thì CSGT phải đưa ra được minh chứng cho lỗi vi phạm đó của người tham gia giao thông áp dụng theo Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Những quyền và trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của CSGT trên đây đều được quyết định tại Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an.
Trường hợp tài xế bị yêu cầu dừng xe nhưng không mang giấy tờ xe sẽ bị phạt thế nào?
Luật giao thông đường bộ có quy định rất rõ, khi tham giao giao thông, tài xế phải mang đầy đủ giấy tờ xe bao gồm các loại: Bằng lái xe, Giấy đăng ký xe và Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe. Ngoài ra còn cần đến chứng minh thư hay giấy tờ tùy thân khác của người điều khiển xe ô tô.
Do đó, khi tài xế xe ô tô bị CSGT yêu cầu dừng xe và xuất trình giấy tờ nhưng người điều khiển xe không có các loại giấy tờ này sẽ bị xử phạt tới 800.000 đồng. Trong đó, nếu không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy đang ký xe sẽ bị phạt từ 200.000 – 400.000 đồng. Nếu không có đủ cả hai loại giấy tờ này sẽ có tổng mức phạt từ 400.000 – 800.000 đồng.
Mức phạt này đã được quy định và áp dụng theo khoản 3 Điều 21 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
(Nguồn ảnh: Internet)