Với sự tiến bộ trong công nghệ ô tô, động cơ tăng áp (turbocharge) dung tích nhỏ đang trở thành tiêu chuẩn trong những chiếc xe ngày này. Nhiều quốc gia đã siết chặt các tiêu chuẩn khí thải và quan tâm đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu; xu hướng này chắc chắn sẽ phát triển trong tương lai.
Hầu hết các mẫu xe diesel trên thị trường ô tô ngày nay đều sở hữu loại động cơ này. Tuy nhiên, một trong những lỗi phổ biến nhất mà tài xế thường mắc phải là dừng động cơ tăng áp đột ngột sau khi lái xe trong một thời gian dài.
Tại sao bạn không bao giờ nên dừng động cơ tăng áp sau khi lái xe
Nhiều tài xế sau khi lái xe trên một quãng đường dài thường tắt động cơ ngay khi xuống xe, đây là điều không nên làm nếu bạn đang sử dụng loại động cơ tăng áp. Để hiểu rõ hơn, chúng ta nên hiểu nguyên lý hoạt động của động cơ tăng áp.
Các động cơ xe có giới hạn RPM từ 5.000 đến 7.000. Mặt khác, động cơ tăng áp có thể nhanh chóng quay lên tới 150.000 vòng/phút. Những chiếc xe có động cơ tăng áp mà không có intercooler (bộ làm mát khí nạp) có thể phải chịu sức nóng lên đến 150 độ C. Có thể bạn chưa biết, quán tính giữ cho động cơ turbo quay tròn ngay cả sau khi chủ xe tắt động cơ.
Theo một số người có kinh nghiệm lái xe chia sẻ, một kỹ thuật mà các tài xế thường làm để tránh làm thiệt hại động cơ trong trường hợp này là chạy không tải.
Việc tắt động cơ tăng áp đột ngột có thể làm hư hại xe.
Nhiệt độ cao có thể làm hỏng động cơ tăng áp
Nguyên nhân chính gây ra thiệt hại cho động cơ tăng áp là việc tắt máy nhiệt, điều này gây ra các lỗi liên quan đến động cơ. Các xe ô tô hiện nay đều được làm mát bằng dầu, trong đó dầu sẽ tản nhiệt và ngăn ngừa hư hỏng cho vòng bi. Nguyên nhân thứ hai là do nhiệt độ cao từ khí thải và do ma sát khi quay với tốc độ cao.
Chế độ không tải là gì?
Bạn phải hiểu rằng động cơ tăng áp chạy bằng khí thải. Khí nóng và tốc độ quay cao làm cho động cơ cực kỳ nóng sau khi lái xe. Nhiệt độ cao khiến dầu động cơ bị cháy và mất tính chất. Trong trường hợp bạn tắt động cơ xe đột ngột, khí thải vẫn bị giữ lại bên trong động cơ, và nó có thể nhanh chóng phá hủy động cơ theo thời gian, đồng nghĩa với việc làm giảm tuổi thọ của xe.
Để đảm bảo rằng động cơ tăng áp nhận được bôi trơn hoàn toàn và không có bất kỳ khói độc hại nào, bạn cần phải để xe của bạn chạy ở chế độ không tải trước khi tắt. Tắt động cơ đồng nghĩa với việc dầu và chất làm mát không thể lưu thông. Hoặc bạn cũng có thể lái xe với tốc độ RPM thấp hơn trong vài km cuối cùng để giảm nhiệt độ.
Khuyến cáo đối với xe ô tô sử dụng động cơ tăng áp (nhiên liệu diesel).
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, sau khi lái xe ô tô ở tốc độ cao hoặc lái xe trên quãng đường dài, động cơ xe của bạn nên chạy không tải ít nhất 1 phút trước khi tắt. Còn theo hãng xe Ford khuyến cáo đối với người sử dụng, tài xế sẽ cần nhả bàn đạp ga đến khi vòng tua động cơ về tốc quay không tải thì hãy tắt máy.
(Nguồn ảnh: Internet)